Khai dụng yếu tố quốc tế cho vấn đề nhân quyền Việt Nam trong năm 2024

13/03/2024

Phái đoàn người Việt tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2024 vừa diễn ra cuối tháng 1 tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

Phái đoàn người Việt tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2024 vừa diễn ra cuối tháng 1 tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

Như đã đưa tin trước đây, trong hai ngày 30 và 31 tháng 1 năm 2024, một phái đoàn người Việt đã về thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2024.

Bên cạnh các hoạt động đa dạng và ý nghĩa diễn ra tại hội nghị, phái đoàn người Việt còn tranh thủ thực hiện hàng chục cuộc tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Các cuộc tiếp xúc và vận động này đã mở ra nhiều cơ hội để có thể  làm chuyển biến tình hình ở Việt Nam khi các dân biểu và thượng nghị sĩ cho biết họ rất quan tâm tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam và sẽ dành thời gian thích đáng để hỗ trợ cho các hoạt động của người Mỹ gốc Việt cùng quan tâm về vấn đề này.

Để khai dụng có hiệu quả các cuộc tiếp xúc nói trên, BPSOS và các nhóm kết nghĩa của người Việt đang hỗ trợ cho các cộng đồng trong nước vừa có cuộc họp để bàn thảo về các hành động kế tiếp. Trước mắt trong tháng 3 và tháng 4 này, mọi người sẽ khẩn trương quay trở lại tiếp xúc với các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ tại địa phương để trình bày và đề xuất cụ thể các việc mà dân biểu hay thượng nghị sĩ có thể hỗ trợ được cho mình. Cuộc họp cũng thống nhất mỗi người sẽ dành nỗ lực của cá nhân để ủng hộ cho đại kế hoạch của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 khôi phục lại nền đạo chơn truyền, lấy lại Toà Thánh Tây Ninh và các thánh thất địa phương đang bị tổ chức tội phạm Chi Phái 1997 chiếm giữ trong gần 30 năm qua. Sự hỗ trợ này được thực hiện bằng một hành động chung đó là mỗi người khi thực hiện các cuộc tiếp xúc với các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ tại địa phương của mình sẽ đều dành thời gian phù hợp để trình bày bản thư chung về kế hoạch hành động kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo của người Cao Đài Chơn Truyền 1926. Đây là bản thư chung mà vừa mới đây các tín đồ Cao Đài Chơn Truyền 1926 trong và ngoài nước gấp rút soạn thảo dưới sự cố vấn của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng và BPSOS. Bản thư chung này đã có gần 200 chữ ký của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền từ nhiều nơi trên thế giới ký ủng hộ. Mục tiêu của bức thư chung này kỳ vọng nhiều người trong đó có các dân biểu, thượng nghị sĩ và viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng quan tâm theo dõi các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 để ghi nhận lại các phản ứng tích cực hay tiêu cực từ phía  nhà nước Việt Nam. Đặc biệt là trong một bối cảnh là quốc tế ngày càng nhận thức rõ về nỗ lực của nhà nước Việt nam nhằm che chắn cho những vi phạm nghiêm trọng của chính họ và của tổ chức tội phạm đội lốt tôn giáo do họ dựng lên có tên Chi Phái Cao Đài 1997.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đang tải

Được xem nhiều

Luật Nào Cho Phép Trục Xuất Cô Lê Thu Hà?

“Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế“.

Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất mất tích ở Thái Lan

Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, blogger nổi tiếng với trang cá nhân “Một góc nhìn khác,” đã bị mất tích ở Thái Lan.

Theo trang web The Vietnamese, blogger Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối cùng vào ngày 25/01/2019 khi đăng ký xin tỵ nạn tại Văn phòng Cao uỷ về Người Tỵ nạn ở thủ đô Bangkok.

Đang tải

Được đánh giá cao

Đang tải