Cập nhật lần cuối:
Mở đầu: Thế nào là giải pháp?
Có một câu nói hay: Trước mỗi vấn đề, người tích cực luôn luôn đi tìm giải pháp; trước mỗi giải pháp, người tiêu cực luôn luôn nêu ra thêm nhiều vấn đề.
Các quốc gia phát triển đều là các quốc gia có văn hoá tìm giải pháp. Thay vì chê trách hay than vãn về một tệ trạng, con người ở đó thi thố tài năng để tìm đáp số hoặc lối thoát. Một điều hết sức hiển nhiên là đất nước nào tích cực đi tìm giải pháp thì đất nước ấy chuyển động để hướng về phía trước. Ngược lại, một dân tộc mà chỉ biết than vãn, thay vì hành động cho một giải pháp, thì sẽ đứng yên một chỗ — thực ra là bị thụt lùi khi thế giới tiến bước.
Để xã hội Việt Nam phát triển, chúng ta cần đào tạo đội ngũ nhân sự có tư duy và khả năng tìm giải pháp. Câu hỏi là, phải chăng khả năng tìm giải pháp là do thiên khiếu? Không phải. Với sự tập luyện, mọi người đều có thể nâng khả năng tìm giải pháp cho chính mình. Vấn đề là, khó tìm trường sở nào dạy hoặc huấn luyện về khả năng này. Những ai tự mày mò ra được cách tìm giải pháp thì được xem là thông minh vốn sẵn tính trời.
Ở Cấp 1 này chúng ta sẽ làm quen với trình tự tìm ra giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào, từ đơn giản như giải quyết tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa đồng nghiệp nơi công sở cho đến phức tạp như thay đổi một thể chế từ độc tài sang dân chủ.
Ở đây, khi nói đến “giải pháp”, chúng tôi hàm ý một lộ trình từ điểm A là vấn nạn đến điểm B là đáp số, được phân chia thành từng chặng đường với mốc điểm cụ thể ở cuối mỗi chặng và phương án để đạt từng mốc điểm. Một ví dụ điển hình về giải pháp là chiến dịch Cứu Cồn Dầu, được BPSOS đề xướng tháng 7 năm 2010. Chiến dịch này gồm 5 giai đoạn với nhiều phương án ở từng giai đoạn để đạt 3 mục tiêu, trong đó có 2 mục tiêu trung hạn và 1 mục tiêu dài hạn, cũng là đích đến của giải pháp.
Khái niệm lãnh đạo, trong tinh thần của khoá giảng 12 tháng này, gắn liền với định nghĩa kể trên. Thực vậy, nghĩa đen của “lãnh đạo” là dẫn đường – dẫn đường cho một đoàn người tiến từ điểm A vấn nạn đến điểm B đáp số. Khái niệm lãnh đạo, trong tinh thần của khoá giảng 12 tháng này, gắn liền với định nghĩa kể trên. Thực vậy, nghĩa đen của “lãnh đạo” là dẫn đường – dẫn đường cho một đoàn người tiến từ điểm A vấn nạn đến điểm B đáp số. Người lãnh đạo chính là người đề ra giải pháp và bảo đảm sự thực thi giải pháp.
Muốn thực thi giải pháp thì cần kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực chuyên biệt. Trong đó, có 2 lĩnh vực vô cùng quan trọng là: tổ chức và định chế hóa. Tổ chức là yếu tố cần thiết để huy động và quản lý các nguồn lực cần thiết cho việc thực thi giải pháp.
Tổ chức là yếu tố cần thiết để huy động và quản lý các nguồn lực cần thiết cho việc thực thi giải pháp. Định chế là yếu tố cần thiết khi giải pháp mang tính trường kỳ, như một cỗ máy, cứ thế vận hành dù vật đổi sao dời.
Hơn nữa, một vấn đề mang tính xã hội luôn luôn tác động đến và bị tác động bởi nhiều yếu tố trong xã hội. Như thế, một giải pháp không thể tách lìa khỏi bối cảnh xã hội. Nhóm người thực thi giải pháp phải tương tác với nhiều thành phần, nhiều định chế trong xã hội.
Khoá đào tạo 12 tháng này cung ứng cho học viên một nền tảng kiến thức về tìm giải pháp, tổ chức, định chế hóa và tương tác xã hội. Các bài giảng được phân làm 4 cấp tương ứng.
Bài đọc thêm: Cuộc đấu tranh hơn 10 năm của giáo dân Cồn Dầu đạt mục tiêu cuối cùng
Sách bỏ túi: Sổ tay Tìm Giải Pháp
Không Tìm thấy Kết quả
Không tìm được trang bạn yêu cầu. Hãy thử tìm lại, hoặc dùng điều hướng bên trên để tìm bài đăng.