Vào ngày 18 tháng Tư năm 2024, bà Phạm Thị Lân – vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Tường Thuỵ mới chính thức biết mình đã bị cấm xuất cảnh sau khi bị Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Quốc Tế Mộc Bài kiểm tra hành chính và ra biên bản tạm dừng xuất cảnh.
Theo biên bản này thì bà Phạm Thị Lân đã là công dân bị tạm dừng xuất cảnh do quyết định của hai cơ quan là Cục An Ninh Nội Địa và Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh cùng thuộc Bộ Công An kể từ thời điểm tháng Ba năm 2023.
Căn cứ theo Điều 21 Nghị Định số 136/2007/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị Định số 65/2012/NĐ-CP và Nghị Định số 94/2015/NĐ-CP thì bà Phạm Thị Lân chỉ có thể bị tạm dừng xuất cảnh khi đã bị một cơ quan có thẩm quyền nào đó xác định rằng bà là người nằm trong các trường hợp sau đây: “đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm, đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự hoặc đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế, đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự hoặc kinh tế, đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính mà không đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó” hoặc bà phải là người có thể có “liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội hoặc là người đã từng có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh”.
Bà Phạm Thị Lân chưa bao giờ nhận được bất kỳ quyết định nào của các cơ quan quản lý nhà nước thông báo rằng mình thuộc các đối tượng liệt kê kể trên. Do vậy, bà Phạm Thị Lân không phải là người phải chịu bất kỳ một quyết định tạm hoãn xuất cảnh nào.
Mặt khác, Điều 22 Nghị Định số 136/2007/NĐ-CP cũng quy định rằng chỉ có Cơ Quan Điều Tra, Viện Kiểm Sát, Tòa Án, Cơ Quan Thi Hành Án các cấp, Bộ Trưởng, Thủ Trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ Trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh hoặc Thành Phố trực thuộc Trung Ương, Cục Trưởng Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh – Bộ Công An mới là những cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những công dân có những hạn chế trong lĩnh vực vừa kể trên mà họ đang được giao thẩm quyền quản lý. Do vậy, kể cả khi bà Phạm Thị Lân thuộc đối tượng công dân bị tạm hoãn xuất cảnh thì hai cơ quan là Cục An Ninh Nội Địa và Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh tuy cùng thuộc Bộ Công An nhưng đều không có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng xuất cảnh đối với bà Phạm Thị Lân. Lưu ý, Điều 22 vừa kể trên chỉ trao thẩm quyền ra quyết định dừng xuất cảnh cho cá nhân người đứng đầu Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh chứ không trao quyền cho cơ quan Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh.
Biên bản không nói rõ lý do để Cục An Ninh Nội Địa và Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh tạm dừng việc xuất cảnh của bà Phạm Thị Lân là gì. Tuy nhiên, biên bản có nhắc đến việc để được “xử lý” thì bà Phạm Thị Lân cần phải đến Cục An Ninh Nội Địa để được giải đáp. Do đó, có thể tạm suy diễn rằng lý do để cấm bà Phạm Thị Lân bị xuất cảnh là do liên quan đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nếu lấy lý do này để cấm thì chỉ có ông Bộ Trưởng Bộ Công An mới là người được phép ra quyết định cấm đối với bà Phạm Thị Lân theo Điểm d, Khoản 1 Điều 22 của Nghị Định số 136/2007/NĐ-CP vừa nêu ở trên.
Nhưng nếu ông Bộ Trưởng Bộ Công An muốn ra quyết định cấm xuất cảnh với bà Phạm Thị Lân thì ông ta phải cho biết rõ căn cứ rằng hành vi nào của bà Phạm Thị Lân đã xâm phạm đến an ninh quốc gia. Nên nhớ rằng nếu suy diễn trong thời gian qua bà thường xuyên viết hoặc live stream trên mạng xã hội về tình trạng nhà tù Việt Nam đối xử bất công với chồng bà là hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia thì đây là một suy diễn mơ hồ không logic. Bởi vì các hành vi trên của bà Phạm Thị Lân nằm trong khuôn khổ quyền tự do ngôn luận của công dân và nếu có vượt quá sự thật thì nó cũng chỉ cấu thành lỗi nói sai sự thật chứ không hề đe doạ tới an ninh quốc gia được. An ninh quốc gia chỉ có thể bị đe doạ bởi hành vi khủng bố hoặc hành vi tuyên truyền kích động người khác chống lại chính quyền mà thôi.
Tóm lại, trong sự việc Cục An Ninh Nội Địa và Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ra quyết định tạm dừng xuất cảnh với bà Phạm Thị Lân thì họ đã vi phạm pháp luật trên hai phương diện đó là:
- Bà Phạm Thị Lân không phải là đối tượng bị áp dụng cho việc hạn chế xuất cảnh kể cả việc bà đang thông tin trên mạng xã hội về tình trạng trong lao tù của chồng mình,
- Cục An Ninh Nội Địa và Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh không phải là những cơ quan được trao thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với bà Phạm Thị Lân.
Ba Khía
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC
Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…
Chính quyền Xã Trường Hòa bảo kê cho tội phạm
Báo cáo viên của người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 vừa cập nhật tình hình vụ việc Chi Phái Cao Đài 1997 đánh người gây thương tích và phá đám tang ở Xã Trường Hoà, Thị Xã Hoà Thành, Tỉnh Tây Ninh…