Hình: Văn thư của Đại Sứ Robert Rehak gửi cho Tổng Bí Thư Tô Lâm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và hình ảnh ba vị đại diện tôn giáo được nhắc trong văn thư.
Như các trang thông tin của BPSOS và nhiều cơ quan báo chí quốc tế khác đã đưa tin, trong thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam đã cấm xuất cảnh với ba vị đại diện tôn giáo độc lập khi họ được mời tới tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo (IRF Summit) diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 ở Washington DC, Hoa Kỳ. Ba vị đó là Đại Đức Thích Nhật Phước thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và hai vị Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Diến thuộc đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926.
Khi thực hiện biện pháp này, chính quyền Việt Nam cho rằng sẽ bưng bít được các thông tin về hành động tấn công của họ đối với các tổ chức tôn giáo độc lập trước quốc tế. Tuy nhiên, họ đã lầm. Ngay lập tức, vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, ông Robert Rehak – Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 (IRFBA), Đặc Sứ Về Tự Do Tôn Giáo của Chính Phủ Séc đã lên tiếng nhắc nhở chính quyền Việt Nam về sự việc không đáng có này bằng lá thư gửi trực tiếp cho ông Tô Lâm – Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong lá thư này, ông Robert Rehak khẳng định rằng IRF Summit diễn ra hàng năm là cơ hội quan trọng để mọi quốc gia và mọi người cùng thảo luận về vấn đề tự do tôn giáo – một quyền căn bản mà mọi người đều phải có. Sự có mặt của Đại Đức Thích Nhật Phước và hai vị Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Diến là rất quan trọng thể hiện sự đa dạng của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn cầu. Do đó, việc ngăn cản ba vị đại diện các tôn giáo độc lập khiến ông và mọi người thực sự quan ngại về cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo nhân quyền trong khi Việt Nam đang là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền thuộc Liên Hiệp Quốc.
Không những vậy, sự cố ba vị đại diện tôn giáo kể trên không có mặt tại IRF Summit 2025 theo lời mời của ban tổ chức hội nghị còn gây nên sự quan tâm của nhiều khách tham dự hội nghị. Mọi người cũng rất xúc động khi phải xem các phát biểu của ba vị đại diện tôn giáo này thông qua các phương tiện kỹ thuật do BPSOS hỗ trợ. Mọi người đều thống nhất với nhau rằng việc cấm xuất cảnh ba vị đại diện tôn giáo chính là hành vi thô thiển của chính quyền Việt Nam nhằm tấn công vào các tổ chức tôn giáo độc lập không chấp nhận sự áp đặt của họ. Do vậy, ngay sau hội nghị, Ban Điều Hành của Liên Minh Điều 18 cũng đã quyết định đưa vấn đề chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh đại diện các tôn giáo vào trong chương trình thảo luận tháng 2 năm nay.
Rõ ràng chính quyền Việt Nam đã không đạt được kỳ vọng rằng với việc cấm xuất cảnh ba vị đại diện tôn giáo kể trên thì sẽ bưng bít được các thông tin về hành động tấn công của họ đối với các tổ chức tôn giáo độc lập trước quốc tế. Không những vậy, hành động trên đã trở thành chứng cứ mang tính thời sự cho thấy sự thủ đoạn của họ trong việc duy trì chủ trương thù địch đối với tôn giáo.
Điều này cho thấy hành vi tấn công tôn giáo dù có được ngụy trang bằng các thủ đoạn tinh vi đến đâu thì sớm hay muộn cũng bị bại lộ, và bị cả cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Vì thế, bộ máy cầm quyền Việt Nam cần sớm thay đổi thái độ và tư duy đối với tôn giáo. Hãy nên nhớ rằng tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản của mỗi con người. Tự do tôn giáo không bao giờ là yếu tố đe doạ đến sự tồn tại của bộ máy cầm quyền một quốc gia.
—
Liên Minh Điều 18 trước đây có tên gọi Liên Minh Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin (International Religious Freedom or Belief Alliance -IRFBA). Liên Minh này là một mạng lưới của 38 quốc gia cùng đồng thuận tham gia để dành mọi nỗ lực cho việc phát huy và bảo vệ niềm tin tôn giáo cho mọi người trên địa cầu dựa trên các giá trị đã được ấn định trong Điều 18 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ba mươi tám quốc gia này gồm: Albania, Armenia, Áo, Úc, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Bulgaria, Cameroon, Colombia, Costa Rica, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Đan Mạch, Estonia, Gambia, Georgia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Israel, Kosovo, Latvia, Lithuania, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Romania, Senegal, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Togo, Ukraine, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ngoài ra liên minh này còn có năm quốc gia tham gia với tư cách thành viên ủng hộ; Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo và hai quốc gia khác tham gia với tư cách quan sát viên.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Dùng thế chủ động: Cùng nhau trừng phạt các thủ phạm đàn áp nhân quyền nghiêm trọng
Trọng tâm của BPSOS cho năm 2025 là tận dụng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia dân chủ nhắm vào các thủ phạm đàn áp nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam…
Thái Lan bị rà soát về Công ước Chống Tra Tấn liên quan gì tới Việt Nam
Ngày 5 tháng 11 năm 2024 vừa qua tại Geneva, Thụy Sỹ, đã diễn ra phiên rà soát Thái Lan về Công ước Chống Tra tấn. Vụ dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap về Việt Nam là một trong số các vấn đề được nêu ra cho phía Thái Lan và cũng được quốc tế quan tâm…