Bangkok, ngày 21/12/2018: Theo Văn phòng Cao uỷ Tỵ nạn của Liên Hợp quốc (UNHCR) tại Đông Nam Á, gần đây chính quyền Việt Nam đã cấp quyền quốc tịch cho 139 người ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Rất nhiều người trong số này không có quốc tịch trong 20 năm trở lại đây, Đài Á Châu Tự do đưa tin, trích dẫn thông cáo báo chí của UNHCR ra ngày 21/12/2018.

Cũng theo UNHCR, Việt Nam sẽ tiếp tục cấp quốc tịch cho 1.665 người khác thuộc nhiều nhóm dân tộc thiểu số sống ở khu vực biên giới miền núi giữa Việt Nam và Làotrong sáu tháng tới.

UNHCR cho biết đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tư pháp Việt Nam để cải cách luật quốc tịch, cũng như nghiên cứu làm thế nào Việt Nam có thể tham gia Công ước không quốc tịch.

Ông James Lynch, đại diện khu vực Đông Nam Á của UNHCR cho biết cơ quan này cam kết hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và hỗ trợ để giúp họ cải cách các đạo luật pháp lý nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng không quốc tịch.

Hiện nay, có 29.522 người không quốc tịch hoặc chưa có quốc tịch ở Việt Nam. Do không có giấy tờ tùy thân hợp pháp, họ thường bị từ chối tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ hội việc làm… họ cũng gặp khó khăn trong việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn và làm giấy khai tử. Việc họ bị trở thành không quốc tịch có liên quan đến tự do tôn giáo hoặc cưỡng chế đất đai ở Việt Nam, theo tổ chức nhân quyền BPSOS.

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Pin It on Pinterest