Hình: Ông Lê Gia Khánh (1933 - 2025) người từng có thời gian làm việc cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Ông đã bị chính quyền Việt Nam cầm tù 12 năm. Cuộc sống của vợ chồng ông sau thời gian tù đày đã phải chịu đựng sự ghẻ lạnh công khai của chính quyền Thành Phố Hà Nội.

Có ai nghĩ rằng một chính thể lại có thể đẩy người dân của họ trở thành những người khuyết tật. Nhưng tiếc thay, đó lại là sự thật đã xảy ra và vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam một cách có hệ thống.

Trước hết, vẫn cần phải nhắc lại rằng những người được nêu dưới đây thực sự là người khuyết tật theo chính định nghĩa của chính quyền Việt Nam tại Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Luật Người Khuyết Tật 2010. Các định nghĩa này xác định rằng “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” và các dạng khuyết tật bao gồm ” a) Khuyết tật vận động; b) Khuyết tật nghe, nói; c) Khuyết tật nhìn; d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần; đ) Khuyết tật trí tuệ; e) Khuyết tật khác.”

Nhóm người thứ nhất đó là các tù binh chiến tranh và những người thua trận bị chính quyền Việt Nam buộc phải đi tù “cải tạo” sau tháng 4 năm 1975. Tuy gọi là các trại giáo dục và cải tạo tập trung nhưng thực chất đây là những nhà tù khổ sai nhằm trừng phạt những người thua trận. Các tù nhân đặc biệt này đã phải trải qua những tháng ngày bị giam cầm và tra tấn bằng nhiều hình thức áp dụng mô hình của chính quyền Liên Bang Xô Viết cũ đã đối xử với các tù binh chiến tranh. Theo nghiên cứu của một số trường đại học Mỹ và Anh Quốc thì các di chứng do bị tra tấn tâm lý của các những tù nhân này đều không thể điều trị khỏi được. Nghĩa là họ phải mang một khuyết tật tâm thần vĩnh viễn theo Điểm d, Khoản 1 Điều 3 Luật Người Khuyết Tật 2010. Ngoài ra cũng không loại trừ các khuyết tật khác bao gồm khuyết tật vận động, khuyết tật nghe và nói, khuyết tật thị giác, khuyết tật trí tuệ hay bất cứ một khuyết tật nào đã được Khoản 1 Điều 3 của đạo luật liệt kê. Bởi lẽ cho đến nay, không một bệnh viện nào của chính quyền Việt Nam dám thăm khám và đưa ra kết luận họ đang mang các chứng khuyết tật nói trên khi biết rõ lý lịch nhân thân của họ là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

Nhóm người thứ hai đó là những nạn nhân bị bọn tội phạm buôn người bán ra nước ngoài. Tại đây, các nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và các em gái vị thành niên đã bị đánh đập đến thương tật vĩnh viễn, bị bóc lột sức lao động và cưỡng bức tình dục kéo dài nhiều năm. Cũng như các tù binh chiến tranh, các nạn nhân buôn người chắc chắn sẽ phải mang khuyết tật tâm thần vĩnh viễn bởi những ám ảnh sang chấn tâm lý vô cùng nghiêm trọng. Điều đáng nói là trong các hoạt động buôn người đã và đang diễn ra tại Việt Nam đều có sự tham của các quan chức Việt Nam nhằm trục lợi về kinh tế thông qua cái gọi là xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Rõ ràng, cả hai nhóm đối tượng khuyết tật kể trên đều là nạn nhân trực tiếp của chính quyền và quan chức chính quyền. Hay nói khác đi, chính nhà cầm quyền vì thái độ chính trị và vì lợi lộc bản thân, họ đã trực tiếp gây ra tình trạng khuyết tật cho những người yếu thế trong xã hội.

Bảo vệ và giúp đỡ cho những người khuyết tật này là trách nhiệm lương tri của bất cứ ai. Vì thế, BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin và Công Lý đã nộp một báo cáo cho Liên Hiệp Quốc trước ngày Việt Nam tham gia phiên rà soát thực thi Công Ước Người Khuyết Tật để khơi mào một chiến dịch giúp đỡ những nạn nhân này tìm lại công lý cho chính họ.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Nhà nước Việt Nam và GHPGVN liệu sẽ điều tra vụ Sư Minh Tuệ bị vu khống ở Sri Lanka?

Ngày 16 tháng Tư vừa qua có tin rằng Thượng Tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ gửi văn thư yêu cầu chính quyền Sri Lanka ngăn chặn đoàn bộ hành của nhà sư Minh Tuệ. Trong đó có nhiều chi tiết vu khống Sư Minh Tuệ cùng các vị sư đồng hành là “sư giả” được trả tiền bởi đám buôn người, và nhiều vi phạm nghiêm trọng khác.

Pin It on Pinterest