Đề Án Dân Quyền Việt Nam

*** CHỈ LÀ MỘT VỤ ÁN DÂN SỰ HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG ***

Bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là người theo Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngày 22 tháng Tám năm 2017, bà tới dự một buổi cúng tế của một gia đình đồng đạo tại Thánh thất Nam Hoài Nhơn ở xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây, bà và ông Nguyễn Hồng Hải người cùng xã theo Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (Một chi phái mới hình thành dưới sự tiếp tay của chính quyền Việt Nam) đã xảy ra xô xát. Bà Hạnh bị ông Hải đánh ngất xỉu phải nhập viện. Sự việc đã được Công an xã Hoài Tân lập biên bản, lấy lời khai tại chỗ cuả các nhân chứng và xác nhận tính chất vụ việc. Bà Hạnh phải nằm điều trị năm ngày tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn. Sau đó bà Hạnh đã làm đơn khởi kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại sức khoẻ gửi Tòa án Nhân dân huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Có thể nói, đây là một vụ việc tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng hết sức đơn giản, dễ xử.Trong vụ việc này Biên bản lấy lời khai và xác nhận vụ việc của Công an xã Hoài Nhơn là một chứng cứ rất quan trọng. Đó là một tài liệu xác thực từ các nhà chức trách nên được coi là chứng cứ khách quan nhất không phụ thuộc vào suy diễn chủ quan của bên nào. Toà án chỉ cần căn cứ vào tài liệu khách quan này để xác định có việc ông Hải đánh bà Hạnh. Sau đó, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác cùng lời khai của các nhân chứng tại tòa nếu có để xác định mức độ của vụ việc và định mức buộc ông Hải phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự nhân phẩm cho bà Hạnh. Vậy mà phải tròn một năm, ngày 01/8/2018, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định mới đem ra xét xử và trớ trêu thay Toà án này đã ra phán quyết “không đủ cơ sở để xác định việc ông Hải đánh bà Hạnh”. Một tình tiết khác cũng rất đáng lưu tâm: Mặc dù sự việc đánh người rõ ràng như thế nhưng trước đó và ngay cả bây giờ, cả hệ thống tư pháp và hành pháp của huyện Hoài Nhơn đã tìm mọi lý do triệu tập bà Hạnh tới làm việc trong khi ông Nguyễn Hồng Hải thì không hề bị triệu tập.

*** BỞI VÌ ĐẰNG SAU VỤ ÁN LÀ MỘT LÝ DO CHÍNH TRỊ ***

Thật vậy, không phải bỗng dưng ông Nguyễn Hồng Hải lại đánh bà Nguyễn Thị Hạnh. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc tranh chấp cơ sở tôn giáo Nam Hoài Nhơn giữa những người theo Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với những người theo Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh mà người đứng đằng sau nó chính là Nhà nước Việt Nam. Với nhãn quan quản lý xã hội phi tôn giáo, nhà nước Việt Nam đã đưa ra các quy định nhằm từng bước loại bỏ các tôn giáo khỏi xã hội. Tuy nhiên, chính sách này đã thất bại và bị thế giới văn minh lên án. Vì vậy trong những thập niên gần đây họ thay đổi chiến thuật. Một trong những hình thức được sử dụng đó là phân hóa, chia rẽ những người có đạo, lôi kéo những người có đạo nhẹ dạ trở thành công cụ cho họ để tấn công, tìm diệt tôn giáo gốc. Đó là một hình thức vô cùng nham hiểm nhưng không mới. Với cách này, họ chẳng những không lộ diện mà còn lớn tiếng nói về tự do tôn giáo đang được nhà nước đảm bảo.

Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời năm 1926. Năm 1978, nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh (một hệ thống tổ chức sống bằng kinh phí quốc gia nhưng sau này họ luôn bịp bợm dư luận để nói rằng đó là một tổ chức phi chính phủ) ra một bản án mập mờ nhằm định hướng xã hội nghĩ Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đạo phản động đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các cơ sở thờ tự phải bị tịch thu…Tiếp đó, năm 1997 họ đã phân hoá thành công và dựng lên một chi phái Đạo Cao Đài có tên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh. Họ giao cho nhóm người này quyền quản lý các cơ sở thờ tự nói trên, gây nên tình trạng tranh chấp giữa những người có đạo với nhau suốt hai mươi năm qua ở hàng chục tỉnh thành có tín đồ Đạo Cao Đài. Với sự dung dưỡng của chính quyền, những người Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh đã đánh đập tàn bạo, xúc phạm danh dự nhân phẩm, xua đuổi những người theo Đạo Cao Đài- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra khỏi các cơ sở thờ tự.

Đó chính là bối cảnh, lý do tại sao ông Nguyễn Hồng Hải đã gây sự và đánh đập bà Hạnh nhưng hệ thống tư pháp và hành pháp huyện Hoài Nhơn chậm trễ hay nói chính xác là né tránh xử lý vụ việc.

*** ĐỀ ÁN DÂN QUYỀN VÀO CUỘC HỖ TRỢ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI ***

Tháng 7 năm 2018, sau gần một năm vốn là người đi kiện nhưng lại bị “hành ngược” một cách chủ ý và có hệ thống, bà Hạnh đã kết nối với Đề Án Dân Quyền Việt Nam qua sự giới thiệu của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Quá trình tư vấn giúp đỡ chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khách quan.

1- Tuy khởi kiện về việc mình bị xâm hại sức khoẻ, danh dự nhân phẩm nhưng cảm xúc của bà Hạnh bị cuốn vào cái bẫy tranh chấp cơ sở sinh hoạt tôn giáo do chính quyền Việt Nam dựng lên. Việc nêu lên nguyên nhân vụ việc là không sai nhưng cần hiểu rõ mỗi vụ việc sẽ có những cách giải quyết khác nhau và chỉ cần tập trung vào chính vụ việc đó. Viêc sa đà vào các tiểu tiêt luôn luôn là cơ hội cho một chính thể lợi dụng để dẫn dắt vụ việc theo hướng có lợi cho họ.

2- Bà Hạnh không cung cấp được cho người tư vấn tình tiết có một biên bản xác nhận vụ việc do Công an xã lập khiến chính người tư vấn cho bà Hạnh mặc dù hiểu bản chất vụ việc nhưng theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người bị buộc tội cũng phải xác định về mức độ yếu của chứng cứ để giải quyết vụ án.

3- Đánh hơi thấy có sự giúp đỡ của những người biết luật nên các cơ quan tư pháp và hành pháp huyện Hoài Nhơn đã đẩy nhanh tiến độ xử và tung hoả mù triệu tập làm việc liên tục với bà Hạnh về đơn tố cáo nặc danh mang tên bà khiến cho bà Hạnh rồi bời, lúng túng không tập trung được vào việc khởi kiện của mình.

Kết quả, Toà án Nhân dân huyện Hoài Nhơn lờ đi biên bản xác nhận sự việc của Công an xã Hoài Tân, bác đơn khởi kiện của bà Hạnh tại phiên toà sơ thẩm xét xử ngày 01/8/2018. Bà Hạnh rất thất vọng nhưng quyết tâm làm đơn kháng cáo. Biết khó khăn hiện nay của bà Hạnh là kỹ năng trình bày trước toà nên Đề Án Dân Quyên quyết định tìm luật sư tranh tụng để hỗ trợ trực tiếp bà Hạnh tại toà thay vì tư vấn. Kết quả tại phiên toà phúc thẩm, Toà án Nhân dân tỉnh Bình Định đã căn cứ vào Biên bản làm việc của Công an xã Hoài Tân xử cho bà Hạnh thắng kiện, buộc ông Hải phải bồi thường những thiệt hại về sức khoẻ do hành vi xâm hại của mình.

*** MỘT VÀI BÀI HỌC RÚT TỈA QUA VỤ VIỆC ***

Thật ra, số tiền bà Hạnh được bồi thường chẳng đáng là bao so với chi phí thuê luật sư, thời gian, và nhân lực của Đề Án dành ra để hỗ trợ bà. Nhưng cái được lớn nhất là công lý đã được thực thi khi vốn dĩ nó đang ngày một trở thành thứ xa xỉ ở Việt Nam do chính sách quản trị quốc gia vô luật pháp. Sự thắng lợi này chỉ ra cho chúng ta về một phương thức đấu tranh không mới nhưng ở Việt Nam ít người sử dụng đó là dùng chính luật trong nước buộc hệ thống cán bộ công quyền đang lạm dụng quyền lực bóp méo sự thật phải tuân thủ luật. Để thực hiện được điều đó cần:

1- Ý thức làm đến cùng theo đúng trình tự luật cho phép của người dân bị xâm hại. Đây là yếu tố quan trọng vì thiếu nó sẽ không ai làm thay được.

2- Người tư vấn và người được tư vấn cần được tiếp xúc với nhau sớm sau khi có vụ việc xảy để đảm bảo hỗ trợ quá trình thu thập chứng cứ, tránh việc quên nhớ của người được trợ giúp. Ngoài ra cũng rất cần một đội ngũ luật sư trong nước tình nguyện tham gia vào Đề Án Dân Quyền để cùng nạn nhân thu thập, phân loại, bảo vệ chứng cứ- việc mà người tư vấn từ xa sẽ không thể làm được.

3- Các vụ việc có sự chống lưng của nhà nước nhằm những mục đích khác nhau cần được xử lý bình tĩnh, bóc tách từng hành vi, không được cuốn vào những bẫy xúc cảm do họ dựng lên. Những vụ việc này không thể tìm được công lý nếu như không có áp lực từ sự trợ giúp bên ngoài. Bởi lẽ nhà nước Việt Nam đang quản trị quốc gia theo hình thức bất chấp công lý với người dân. Tuy nhiên, họ lại rất sợ sự truy vấn về tính nghiêm túc thực thi luật pháp từ các tổ chức quốc tế. Việc làm sáng tỏ những vụ việc như thế không chỉ bảo vệ cho nạn nhân mà còn mang ý nghĩa xã hội lớn đó là đập tan những thủ đoạn thâm độc, tinh vi của một bộ máy nhà nước vô pháp.

Đề Án Dân Quyền Việt Nam
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest