Thực hiện những quyền của người khuyết tật.

Luật Người Khuyết Tật 2010, Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP và Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH là những căn cứ pháp lý để người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và những ai quan tâm tới người khuyết tật có thể sử dụng để yêu cầu chính quyền phải thực hiện các chế độ dành cho người khuyết tật.

Điểm hạn chế lớn của ba văn bản này đó là tính “xin mới cho”. Do đó, người khuyết tật không thể trông mong việc chính quyền Việt Nam sẽ quan tâm tới mình nếu như không tự mình đòi hỏi các quyền và phúc lợi cho chính mình.

Bước đầu tiên, căn cứ theo Điều 4 và 5 Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH, người khuyết tật hoặc người đại diện của người khuyết tật cần phải sử dụng Mẫu Đơn số 01 của thông tư này gửi yêu cầu xác nhận tình trạng khuyết tật. Theo quy định tại Điều 18 Luật Người Khuyết Tật 2010 và Khoản 1 Điều 5 Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH, chính quyền cấp xã là nơi chịu trách nhiệm nhận và xử lý đơn này. Cũng theo các quy định trong hai điều trên,chính quyền cấp xã phải thành lập một hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ được thành lập. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật được sử dụng khá đơn giản chỉ là quan sát và phỏng vấn trực tiếp người khuyết tật theo quy định tại Điều 17 Luật Người Khuyết Tật 2010, Điều 4 Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP và Điều 3 Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH. Sau đó, trong thời hạn năm ngày, người khuyết tật sẽ được cấp giấy chứng nhận khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Người Khuyết Tật 2010 và Điều 6 Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH.

Bước tiếp theo và cũng là bước tối quan trọng đó là người khuyết tật hoặc người đại diện của người khuyết tật phải sử dụng các quyền của người khuyết tật đã được quy định trong Luật Người Khuyết Tật 2010 và các quyền này đã được diễn giải cụ thể trong Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP để yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước phải đáp ứng cho mình. Như đã trình bày ở trên, hệ thống ba văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt dành cho người khuyết tật này được chính quyền Việt Nam sử dụng xảo thuật viết dưới dạng chỉ có xin thì mới cho.

Các quyền và quyền lợi của người khuyết tật được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Người Khuyết Tật 2010 và được diễn giải cụ thể từ Điều 8 đến Điều 24 của Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP. Theo đó, người khuyết tật được miễn hoặc giảm các phí khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, các dịch vụ văn hoá, giải trí, thể thao và du lịch công cộng có thu phí. Người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật được vay vốn và được hỗ trợ tìm kiếm những việc làm phù hợp với người khuyết tật. Người khuyết tật nặng được trợ cấp hàng tháng hoặc được xã hội chăm sóc trọn đời với kinh phí do nhà nước chi trả.

Một điểm khá thú vị, tại Điều 13 và 14 của Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP quy định rõ lộ trình cải tạo các công trình công cộng và nhà ở chung cư đã xác định “Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật”. Do vậy, tại thời điểm này, người khuyết tật và những ai quan tâm tới người khuyết tật đều có quyền chất vấn các cơ quan chức năng của chính quyền Việt Nam về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình công cộng dành cho người khuyết tật đã được thực hiện chưa.

BPSOS, tổ chức Vận Động Cho Đức Tin và Công Lý cùng nhiều cá nhân khác đang xúc tiến một kế hoạch yểm trợ cho bất kỳ ai có hành động thúc giục chính quyền Việt Nam phải thực thi trong thực tế đảm bảo các quyền và quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật. Trong kế hoạch yểm trợ này sẽ có nội dung đưa vấn đề người khuyết tật ở Việt Nam tới các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để họ đánh giá về mức độ tuân thủ luật quốc tế của chính quyền Việt Nam.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 nhắc Việt Nam về tự do tôn giáo

Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 nhắc Việt Nam về tự do tôn giáo

Lá thư của ngài Robert Rehak – Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 (Article 18 Alliance), Đặc Sứ Về Tự Do Tôn Giáo của Chính Phủ Séc gửi cho ông Tô Lâm ngày 3 tháng 2 năm 2025 vừa qua, thể hiện sự quan tâm ông tới ba vị đại diện tôn giáo độc lập, khi họ không thể có mặt tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo 2025 (IRF Summit 2025) đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 ở Washington DC. Hoa Kỳ do bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh…

Pin It on Pinterest