So sánh hai tổ chức tội phạm.

Cả hai tổ chức cùng phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, trong khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chọn cho mình thủ đoạn ma mãnh để lừa đảo thì Chi Phái Cao Đài 1997 lại manh động chọn cho mình phương thức dùng vũ lực để cướp của của nạn nhân.

Nguồn gốc

Với chiến lược thâm độc dùng người có đạo để trị người có đạo; biến mỗi chức sắc tôn giáo và mỗi tổ chức tôn giáo thành những công cụ tay sai, vào năm 1981, chính quyền Việt Nam thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Ngay từ khi ra đời, GHPGVN đã chứng tỏ vai trò công cụ tay sai đắc lực cho chính quyền khi thực hiện các hành động bài trừ, tấn công các chức sắc và tín đồ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chịu tham gia tổ chức của họ. Ngoài ra, họ cũng nhanh chóng làm tha hoá các giá trị văn hoá tốt lành của một tôn giáo truyền thống lâu đời của Việt Nam. Hầu hết các chức sắc tôn giáo trong tổ chức này đều đã trở thành những đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam chuyên biệt trong việc lừa đảo trục lợi từ hoạt động tôn giáo.

Từ thành công này, chính quyền Việt Nam tiếp tục tạo thêm một số tổ chức tay sai khác để phát huy chiến thuật ném đá giấu tay của họ. Vào năm 1997, chính quyền đã nhào nặn ra Chi Phái Cao Đài 1997 với tên gọi đầy đủ hiện nay là Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh. Tuy ra đời sau, nhưng Chi Phái Cao Đài 1997 tỏ ra rất đắc lực với chính quyền Việt Nam khi tấn công rất hiệu quả đối với người Cao Đài Chơn Truyền 1926. Nếu GHPGVN chỉ dám quanh quẩn tấn công và kiếm tiền ở trong nước thì Chi Phái Cao Đài 1997 còn vươn tay ra tận nước ngoài tấn công cả những người Việt tị nạn.

Họ phạm tội gì?

Kể từ ngày ra đời đến nay, trong 27 năm qua, Chi Phái Cao Đài đã chiếm đoạt được gần 300 thánh thất của người Cao Đài Chơn Truyền 1926. Các thánh thất này chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nam Bộ, một số khác ở vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đây là số liệu thống kê chưa đầy đủ của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 và BPSOS đã tổng hợp được. Phương thức phạm tội của Chi Phái Cao Đài 1997 thể hiện đúng bản chất của một phường vô học. Họ vô cùng manh động khi chủ động dùng vũ lực tấn công và xua đuổi những người Cao Đài Chơn Truyền 1926 ra khỏi các thánh thất để biến những cơ sở sinh hoạt tôn giáo này thành của riêng mình. Nhiều người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã bị tấn công gây thương tích phải điều trị dài ngày. Thậm chí, vào năm 2012, họ còn còn định thiêu sống Phó Trị Sự Nguyễn Công Trứ ở Bình Định sau khi nạn nhân đã bị họ gây thương tích nặng nề. Xét dưới góc độ lý luận pháp lý hình sự thì họ đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ Luật Hình Sự 2015. Các tình tiết định danh tội bao gồm: sử dụng vũ lực làm tê liệt ý thức và khả năng kháng cự của người khác, chiếm đoạt tài sản sau khi thực hiện các hành động vũ lực. Các tình tiết định khung hình phạt (tăng nặng) bao gồm: phạm tội có tổ chức, xâm hại sức khoẻ, tính mạng và danh dự nhân phẩm của nạn nhân.

Chi Phái Cao Đài 1997 cũng đã chiếm đoạt thành công Toà Thánh Tây Ninh – một công trình xây dựng mang tính biểu tượng chung của người Cao Đài. Sự chiếm đoạt này có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền Việt Nam mà khởi đi từ bản án Cao Đài do Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Tây Ninh tự cho mình quyền định đoạt thay toà án vào năm 1978. Hành vi này không phải tội cướp tài sản mà thuộc vào một tội khác. Chúng tôi sẽ trở lại trong một bài viết riêng để đảm bảo có đủ không gian để phân tích và lập luận.

Tuy cùng mục đích và động cơ là chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lại dùng các thủ đoạn vô cùng nham hiểm, ma mãnh và tinh vi để lừa gạt nạn nhân tự nguyện trao tài sản của mình cho họ.

Có hai nhóm đối tượng là nạn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nhóm đối tượng thứ nhất đó là các phật tử tin vào những tăng sĩ thuộc GHPGVN. Lợi dụng sự kính trọng và tin yêu này, những tăng sĩ thuộc GHPGVN chỉ tập trung sức để xây dựng lên những bài giảng giả đạo dẫn dắt mọi người đến hành vi tình nguyện cúng dường cho mình. Nhiều tăng sĩ trong GHPGVN đã trở thành những người giàu có sống cuộc sống xa hoa từ các hoạt động lừa đảo này như các ông Thích Chân Quang (tên tục là Vương Tấn Việt), Thích Trúc Thái Minh (tên tục là Vũ Minh Hiếu). Hành vi thao túng tâm lý phật tử của các tăng sĩ thuộc GHPGVN đã làm băng hoại các giá trị tốt đẹp của đạo Phật truyền thống.

Nhóm đối tượng thứ hai đó là các tăng sĩ và các cộng đồng phật tử đang sinh hoạt tôn giáo độc lập. Đây là nhóm những người có nhu cầu cần xây dựng chùa để có nơi sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay không cho phép các cộng đồng tôn giáo được xây dựng cơ sở tôn giáo. Lợi dụng các quy định trái luật quốc tế này, GHPGVN đã mời chào các vị tăng sĩ và các cộng đồng phật tử đang sinh hoạt độc lập gia nhập tổ chức của họ, hiến tặng đất đai và tài sản của mình cho họ để được nhân danh họ xây dựng chùa. Vì lầm tưởng họ là người tốt đang giúp đỡ mình lách được luật nên nhiều tăng sĩ đã làm văn bản tình nguyện tham gia và tự nguyện tuân thủ hoạt động theo sự chỉ đạo của họ. Đồng thời, cũng trong văn bản này còn có nội dung tình nguyện hiến tặng đất và tài sản cho họ. Chỉ đến lúc này, các tăng sĩ độc lập mới nhận ra mình bị lừa và phải đứng trước hai sự lựa chọn đều rất nghiệt ngã. Phần lớn các tăng sĩ đều chấp nhận bị đồng hoá để trở thành một một kẻ lừa đảo phật tử như các thành viên đã bị tha hóa trong GHPGVN. Hoặc là phải tự rời bỏ tổ chức này và phải chấp nhận mất trắng đất, tài sản mà mình và phật tử bấy lâu nay đã chung tay xây dựng.

Cả hai hành vi trên của các tăng sĩ thuộc GHPGVN đều được định danh bằng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình Sự. Bởi vì chúng đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của mặt chủ quan và mặt khách quan của tội phạm. Dấu hiệu đặc trưng để xác định các tăng sĩ thuộc GHPGVN phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là sự tạo dựng và lợi dụng lòng tin tưởng để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân trong cả hai trường hợp nêu trên.

Chúng ta cần làm gì?

Bộ Luật Hình Sự hiện nay của nhà nước Việt Nam xác định chủ thể phạm các tội cướp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các thể nhân. Do đó, với mỗi vụ việc trước hết cần phải quy trách nhiệm hình sự cho những người đã trực tiếp tham gia vụ việc. Ngoài ra, do tính chỉ đạo hệ thống nên đây là những vụ việc phạm tội có tính tổ chức nên cần phải đưa những người lãnh đạo các cấp của hai tổ chức này cũng phải hầu toà để chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ xử lý những phần tử tay sai mà họ đã nhào nặn ra và đang thực hiện nhiệm vụ của chính họ giao cho. Vì vậy, công việc của chúng ta là phải làm rõ và phổ biến rộng rãi các thông tin về hai tổ chức tội phạm này để mọi người trong nước có thể tránh không trở thành nạn nhân của họ. Đồng thời, chúng ta cũng cần lập các báo quốc tế để tranh thủ sự lên án của cộng đồng quốc tế với chính quyền Việt Nam trong việc đàn áp tôn giáo bằng một thủ đoạn tinh vi.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Tòa Án Thành Phố Tân An vừa nhổ ra đã liếm sạch

Tòa Án Thành Phố Tân An vừa nhổ ra đã liếm sạch

Vào ngày 25 tháng 9 năm 2024, Toà Án Thành Phố Tân An đã phải mở phiên xét xử vụ án Chánh Trị Sự Lê Văn Một khởi kiện Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Thành Phố Tân An. Trước đó, vào tháng 12 năm 2023,  Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Thành Phố Tân An đã rút giấy phép kinh doanh của ông Lê Văn Một chỉ vì ông treo biển hiệu giới thiệu mình là người Cao Đài Chơn Truyền 1926 tại cơ sở kinh doanh…

Pin It on Pinterest