Cô Alison Cook là nạn nhân trong vụ hai quan chức Việt Nam tấn công tình dục, và hình ảnh chuyến thăm New Zealand của Thủ tướng Việt Nam bắt đầu từ ngày 9 tháng 3.

Dư luận người Việt đã gay gắt lên án đạo đức của các quan chức chính quyền Việt Nam khi mới đây viên cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam Lương Cường đã phải hầu toà hình sự tại Chile bởi có hành vi tấn công tình dục phụ nữ tại quốc gia này. Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì người ta lại nhận thêm tin hai quan chức Việt Nam khác cũng đã thực hiện hành vi đồi bại tấn công và cưỡng bức tình dục với hai phụ nữ ở New Zealand.

Vụ việc được xác định là đã xảy ra tối ngày 4 tháng 3 năm 2024, tại một nhà hàng Việt Nam ở thành phố Wellington. Ngay sau khi xảy ra sự việc, các nạn nhân đã trình báo cảnh sát nhưng phải đến tận ngày 11 tháng 3 năm 2024, cảnh sát mới gọi điện thoại báo cho nạn nhân biết rằng họ đã biết được danh tính những kẻ phạm tội nhưng không thể truy tố ra toà bởi những kẻ đó đã rời New Zealand. Được biết, ngày 11 tháng 3 năm 2024, chính là ngày phái đoàn quan chức Chính Phủ Việt Nam trong đó có hai quan chức bị cáo buộc phạm tội đã rời khỏi New Zealand. Vụ án đã bị vùi lấp suốt chín tháng qua. Nó chỉ được khơi lại khi nạn nhân là cô Alison Cook – một công dân Mỹ đang học đại học tại New Zealand đã buộc phải lên tiếng đi tìm công lý cho mình và bạn của mình. Chỉ khi đó, Thủ tướng và cảnh sát New Zealand mới lên tiếng bao biện rằng không thể truy tố thủ phạm được do nước này và Việt Nam không có hiệp định dẫn độ.

Những diễn biến trên là hết sức lo ngại bởi chúng đang thể hiện sự xuống cấp về đạo đức, sự coi thường nhân phẩm phụ nữ và coi thường người dân của bộ máy quản lý hai quốc gia.

Thứ nhất, chính quyền hai quốc gia không được phép giấu nhẹm các thông tin buộc phải công bố cho báo giới và công chúng biết. Với bộ máy cầm quyền của New Zealand, đây là những thông tin về nghĩa vụ điều tra và trừng phạt một tội phạm đã xảy ra trong lãnh thổ của họ. Trong khi đó, với bộ máy cầm quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam thì đây là nghĩa vụ phải công khai thông tin khi kẻ phạm tội là cán bộ công chức đã phạm tội ở nước ngoài khi đang thực thi nhiệm vụ quốc gia mà mọi chi phí công du được chi trả bằng thuế của dân.

Thứ hai, chính quyền cả hai quốc gia đều không được phép lố bịch viện dẫn lý do vì giữa hai nước không có hiệp định dẫn độ để trốn tránh nghĩa vụ giải quyết vụ án một cách thấu tình đạt lý trong điều kiện hoàn toàn có thể làm được.

Cần phải nhớ rằng hiệp định dẫn độ là căn cứ để mở ra cơ sở pháp lý cho việc PHẢI dẫn độ trong trường hợp một quốc gia này đề nghị một quốc gia khác phải dẫn độ một người mà quốc gia đề nghị cho rằng đã phạm tội đối với luật hình của họ. Không có một quy định mang tính ràng buộc nào trong thông lệ quốc tế cấm dẫn độ khi giữa hai quốc gia chưa có hiệp định song phương về dẫn độ. Do đó, chính quyền Việt Nam đang nợ người dân và hai nạn nhân trong vụ án về lý do tại sao không chủ động đề nghị dẫn độ hai quan chức đã bị cáo buộc phạm tội này để cho New Zealand xử lý. Tương tự, chính quyền New Zealand đang nợ người dân của họ và hai nạn nhân về việc tại sao không đơn phương đề nghị Việt Nam nên dẫn độ. Ngay cả khi Việt Nam từ chối dẫn độ viện cớ rằng hai quốc gia không có hiệp định dẫn độ thì họ vẫn nợ người dân và hai nạn nhân một phiên toà xét xử vắng mặt hai quan chức Việt Nam bị nghi ngờ phạm tội. Dù phiên toà này không đủ chế tài để tống hai quan chức Việt Nam bị kết án phạm tội vào tù nhưng là điều cần thiết để bảo vệ nhân phẩm cho nạn nhân và đảm bảo an toàn xã hội cho người dân New Zealand. Đồng thời phiên toà còn là sự cảnh cáo về mặt ngoại giao và chính trị đối với Việt Nam.

Hãy nhớ lại rằng vụ án quan chức Việt Nam tấn công tình dục phụ nữ ở Chile vừa mới xảy ra, khi đó chính quyền Chile đã nhanh chóng bắt giam, đưa ra xét xử và áp dụng các chế tài mang tính cảnh cáo tương đối hợp lý với kẻ phạm tội (trục xuất và cấm nhập cảnh trong hai năm) chỉ sau đúng một ngày. Trong khi đó, ở vụ án này, cảnh sát New Zealand chỉ gọi điện cho nạn nhân sau cả tuần lễ và vào đúng ngày phái đoàn ngoại giao Việt Nam trong đó có hai quan chức phạm tội đã xuất cảnh. Điều này cho thấy một nghi vấn rằng đã có sự thoả thuận trong ngoại giao giữa hai quốc gia khiến họ đã quyết định coi thường nạn nhân và dân chúng hai nước.

Alison Cook – nạn nhân của vụ án xâm hại tình dục và sự bất công trong đối xử của bộ máy chính quyền hai quốc gia Việt Nam và New Zealand cho BBC Tiếng Việt biết rằng cô đang tìm kiếm các phương cách đòi lại công lý cho mình. Chúng ta rất nên tiếp sức cùng cô ấy trong mọi khả năng của mình.

Ba Khía
Công an không được phép mời ông Thích Minh Tuệ để làm việc

Công an không được phép mời ông Thích Minh Tuệ để làm việc

Trong hai ngày 4 và 5 tháng 12 năm 2024, đã xuất hiện thông tin về những lá đơn tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị Hoàng và giấy mời làm việc của Công An Huyện Ia Grai với ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) và những người có liên quan. Theo giấy mời của Công An Huyện Ia Grai thì ông Lê Anh Tú và ông Lê Anh Tuấn (anh ruột của ông Lê Anh Tú) phải có mặt tại cơ quan này để làm việc với ông Phó Công An Huyện Hoàng Xuân Trường…

Pin It on Pinterest