Tình trạng thương tật vĩnh viễn của một nạn nhân sau khi đi xuất khẩu lao động trở về Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam vừa tham gia phiên rà soát Công Ước Về Quyền Người Khuyết Tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities – CRPD) trong hai ngày 6 và 7 tháng 3 vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ với các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc. Nếu theo dõi đầy đủ thông tin về hai buổi rà soát này qua các video được đăng tải trên website của Liên Hiệp Quốc thì chúng ta có thể thấy chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục lặp lại bài cũ với quốc tế đó là họ có rất nhiều các chính sách chỉ trên giấy tờ nhưng hầu như người dân không được thụ hưởng trên thực tế.

Vào năm 2007, chính quyền Việt Nam ký CRPD. Khá nhanh, ngay năm 2010, họ đã nâng cấp Pháp Lệnh Về Người Tàn Tật thành Luật Người Khuyết Tật. Những năm tiếp theo, họ cũng ban hành gần 20 văn bản khác nói về các chính sách dành cho người khuyết tật. Trong luật và các văn bản nói trên, người khuyết tật ở Việt Nam không thiếu bất cứ một quyền gì đã được nêu trong CRPD. Thế nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Vào năm 2015, Quốc Hội Việt Nam mới phê chuẩn để Việt Nam chính thức tham gia CRPD. Nghĩa là kể từ khi ký đến khi tham gia, chính quyền Việt Nam đã có tám năm để chuẩn bị. Luật Người Khuyết Tật 2010 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Nghĩa là tính đến thời điểm Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn CRPD, luật đã được thực thi được năm năm. Đó là những mốc thời gian không hề ngắn để có thể biện minh cho những gì đã viết trên giấy nhưng không xảy ra trên thực tế.

Cho đến nay, các hạ tầng phúc lợi công cộng và các cơ sở dịch vụ công vẫn hầu như không có các trang thiết bị hoặc điều kiện vật chất để cho người khuyết tật sử dụng tự phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ. Người khuyết tật vận động không có hoặc có rất hạn chế các đường dành riêng cho xe lăn. Ở Việt Nam, đường đặc biệt dành cho người khiếm thị hầu như chưa thấy dù là các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn.

Điều 15, 16, 17 và 18 Luật Người Khuyết Tật quy định thủ tục và thẩm quyền xác định ai đó là một người khuyết tật được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng chỉ cần thông qua chính quyền địa phương cấp xã. Tuy nhiên, cho đến nay, những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà vẫn không được nhìn nhận là người khuyết tật. Tương tự như vậy, những người tù binh chiến tranh, những nạn nhân buôn người cũng chưa bao giờ được nhìn nhận là người khuyết tật dù họ đang phải chịu những tổn thương tâm lý và thể lý không thể phục hồi được do bị chính nhà tù của chính quyền Việt Nam tra tấn hoặc bị chủ nô lệ đánh đập khi ở nước ngoài dưới cái gọi là xuất khẩu lao động.

Mới đây, sau khi xem bản báo cáo của BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin Và Công Lý đã nộp cho Liên Hiệp Quốc nêu rõ tình trạng về ba nhóm người bao gồm thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà, tù binh sau chiến tranh và nạn nhân buôn người ở Việt Nam đang chịu sự kỳ thị và đối xử không đúng như các cam kết của luật Việt Nam, một số người đã lên tiếng cung cấp cho BPSOS biết thêm về tình trạng những người bị mắc bệnh phong, những người khuyết tật là dân tộc thiểu số cũng là những nhóm người đang bị chính quyền Việt Nam đối xử rất vô nhân đạo và bỏ rơi. Những người bị bệnh phong đã bị những nhân viên y tế của chính quyền Việt Nam bắt phải trả tiền khi dùng thuốc điều trị trong khi đây là những loại thuốc được quy định phát miễn phí. Những người dân tộc thiểu số cũng bị các nhân viên công vụ của chính quyền từ chối các dịch vụ công dành cho người khuyết tật với lý do không có giấy tờ tùy thân…

Những thông tin này đã được BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin Và Công Lý tiếp nhận và lên kế hoạch đưa ra ánh sáng.

BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin Và Công Lý kêu gọi sự chung tay của mọi người cùng nhau hành động trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, những nạn nhân buôn người, những tù binh chiến tranh hay những bệnh nhân phong hoặc những người khuyết tật là người dân tộc thiểu số để xoá bỏ thực tế vô nhân đạo và đau lòng mà chính quyền Việt Nam đang duy trì.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Hình: Một số thành viên của mạng lưới NORFORB.

Kinh Nghiệm và Lời Khuyên về Nhân Quyền & Sự Nghiệp

Ông Knox Thames là Luật sư Nhân quyền quốc tế, người sáng lập tổ chức “Người Cơ Đốc giáo chống lại mọi đàn áp”, có hơn 20 năm phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ. Ông đã có những lời chia sẻ với các bạn trẻ trong mảng lãnh đạo trẻ do BPSOS điều phối tại Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo 2025…

Pin It on Pinterest