Ông Minh Tuệ đã làm gì để bảo vệ quyền tự do tôn giáo

Hình thức biểu đạt niềm tin giáo của ông Lê Anh Tú với pháp danh là Thích Minh Tuệ đã lôi cuốn và làm nên một sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước.

Cách làm của ông Lê Anh Tú và sự quan tâm đặc biệt của dư luận đã khiến cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải bất chấp sự sai trái với pháp luật mà ra một văn bản nhằm tự củng cố tính chính danh cho mình. Trong khi đó thì Ban Tôn Giáo Chính Phủ cũng đã buộc phải ra một văn bản làm cơ sở để các cơ quan và tổ chức khác có thể thực hiện hành động để điều chỉnh những hành vi ăn theo từ các đám đông dư luận. Tuy nhiên, văn bản này đã buộc phải thừa nhận rằng ông Lê Anh Tú có quyền “hành trì” niềm tin tôn giáo theo cách của riêng mình và không ai được phép “cản trở, làm ảnh hưởng việc tu học” của ông ấy hay bất cứ ai. Điều này cho thấy thái độ của chính quyền Việt Nam và các tổ chức đội lốt tôn giáo đứng dưới trướng của chính quyền đều kiên định lập trường hằn học và thù địch với tôn giáo. Vậy câu hỏi cần phải đặt ra là điều gì đã buộc một cơ quan chức năng về tôn giáo của Việt Nam bị khuất phục trước một người tu tập bé nhỏ nói trên trong khi hàng ngày, hàng giờ cả bộ máy chính quyền vẫn đang tấn công tôn giáo của bất cứ mọi cộng đồng? Dưới đây là những điểm mà bất cứ ai hay bất cứ cộng đồng tôn giáo nào cũng nên ngẫm, học và làm theo ông Lê Anh Tú:

1. Ông Lê Anh Tú chỉ chọn con đường tu tập cho riêng cá nhân mình mà không mời gọi, rủ rê ai cùng tu tập theo cách của mình. Ông không giảng dạy cho ai về lối thực hành niềm tin tâm linh mà mình đang thực hành. Điều này đã đặt cho chính quyền và các thế lực tay sai của chính quyền vào thế không có cơ hội tuyên truyền và tấn công ông với lý do xuyên tạc rằng ông đang lợi dụng tôn giáo để xúi giục và lôi kéo người khác để làm một việc ngầm nào đó.

2. Ông Lê Anh Tú không tham gia vào bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào. Điều này khiến cho ông không bị kẹt giữa hai sự lựa chọn rất tồi tệ hoặc nguy hiểm cho bản thân đó là:

– Tự nguyện biến mình thành con rối hoặc bù nhìn trong các tổ chức tôn giáo đã bị chính quyền thao túng biến thành tay sai của họ. Khi đó, chính ông sẽ trở thành công cụ thực hiện hành vi tấn công tôn giáo của tổ chức hoặc cá nhân khác như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang làm với ông.

– Tham gia vào các tổ chức tôn giáo độc lập không được chính quyền chấp nhận tuy không sai trái về luật nhưng sẽ tạo ra cơ hội cho chính quyền và các thế lực tay sai của chính quyền tuyên truyền, vu khống và dựng chuyện rằng ông đang lợi dụng tôn giáo để hoạt động trong các tổ chức trá hình chống phá nhà nước.

3. Ông Lê Anh Tú chỉ nhận cho mình một pháp danh trên con đường tự tu tập là Thích Minh Tuệ mà không gắn cho mình bất kỳ một chức tước hay phẩm vị trong một tôn giáo nào. Ông không nhận mình là Thầy của bất cứ ai mà còn xưng “con” với tất cả mọi người. Ông cũng không nhận tiền bạc hay các giá trị vật chất gì nhiều quá một bữa ăn cho mỗi ngày ở mức tối thiểu. Điều này khiến cho bất kỳ tổ chức tôn giáo thân chính quyền nào cũng không có cơ hội tuyên truyền rằng ông ham hố danh vọng cá nhân hay ham muốn vật chất. Điều này cũng khiến công chúng dù khắt khe đến mấy cũng buộc phải tin rằng ông thực sự là người khiêm nhường đang chỉ toàn tâm cho việc tu tập.

4. Dù rằng phương thức biểu đạt niềm tin tôn giáo của ông thông qua hành động bộ hành liên tục và khất thực tối giản rất gần gũi với phương pháp tu tập Hạnh Đầu Đà của Đạo Phật. Tuy nhiên, ông cũng lại không nhận mình là Tu Sĩ Phật Giáo hay cũng không xác nhận tôn giáo của mình là gì mà chỉ nhận mình là một người đang tự tu tập theo cách riêng của mình dựa trên những lời chỉ dạy được coi là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền lại. Điều này đã khiến cho ông không phải chịu bất kỳ áp lực phán xét của bất cứ ai dựa trên những nguyên tắc giáo lý hay giáo luật của một hệ thống tôn giáo đã định hình. Đồng thời, sự lựa chọn của ông còn mở ra những cuộc tranh luận bất tận về các giá trị của niềm tin tôn giáo cho mọi người trước các sự áp đặt tiêu chuẩn của người khác.

5. Trong tất cả mọi phát ngôn của mình, ông Lê Anh Tú không bao giờ nhắc và bình luận về bất cứ cá nhân hay bất cứ tổ chức tôn giáo nào. Điều đó khiến cho ông không bị sa lầy vào việc phải chứng minh cho các phát ngôn của mình mà xao nhãng đi mục đích chính ông đã chọn đó là dành mọi cố gắng cho nỗ lực tu tập bản thân.

Cũng cần phải thấy rằng:

(1) tụ tập cùng người khác để thể hiện niềm tin tôn giáo,

(2) tham gia vào một tổ chức tôn giáo,

(3) Xưng danh cho mình một phẩm vị, nhận cho mình các giá trị vật chất từ sự tình nguyện của người khác,

(4) Nhận mình đang thực hành niềm tin theo một hệ thống giáo lý và giáo luật nghiêm ngặt nào đó hay

(5) Lên tiếng nói về những sự thật xấu xa về người khác hoặc một tổ chức nào đó đều là những nhân quyền và quyền công dân mà ông Lê Anh Tú hoặc bất cứ ai cũng có quyền được làm. Tuy nhiên, nhận thức rõ về các giới hạn năng lực của cá nhân mình, ông Lê Anh Tú đã không chỉ biết làm những cái đúng mà còn biết chọn trong số những cái đúng đó thì cái nào là hiệu quả để đạt được mục đích mà ông đã chọn.

Bài học mọi người cần phải học từ ông Lê Anh Tú chính là phải biết chọn cho mình một mục tiêu phù hợp với khả năng hiện thực của mình. Từ mục tiêu đã chọn đó phải biết cách loại bỏ tất cả những gì tuy rằng là đúng nhưng sẽ tự rước cho mình những phiền toái không đáng có khiến mình xao nhãng sự tập trung vào mục tiêu đã chọn.

Học những gì từ ông Lê Anh Tú không phải là bắt chước và rập khuôn tất cả điều ông Lê Anh Tú đang làm. Mỗi người sẽ có những mục tiêu và khả năng khác nhau. Sự lựa chọn có thể trái ngược hoàn toàn với lựa chọn của ông Lê Anh Tú. Điều này là bình thường bởi những sự lựa chọn này đều đúng về mặt pháp lý và không vi phạm các giá trị đạo đức trong xã hội. Tuy nhiên, với một lựa chọn khác thì cần phải được đặt ra cách giải quyết khác so với cách ông Lê Anh Tú đã lựa chọn. Điều duy nhất đó là phải đảm bảo nguyên tắc người thực hiện phải kiểm soát được bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra đối với mình.

Ba Khía
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…

Pin It on Pinterest