Hình: Đại diện của Việt Nam tại phiên rà soát về quyền người khuyết tật và hình bị gạch chéo đỏ này được đăng trên báo chí của chính quyền Việt Nam.

Người khuyết tật là nhóm những người ít nhiều có những hạn chế hoặc yếu thế trong xã hội. Vì thế, vào năm 2007, Liên Hiệp Quốc đã cho ra đời Công Ước Về Quyền Người Khuyết Tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities – CRPD) nhằm bảo vệ và nâng đỡ nhóm người này.

Trong công ước này, có 21 điều bao gồm từ Điều 10 đến Điều 30 khẳng định các quyền của người khuyết tật. Các quyền đó là:

  • Quyền sống (Điều 10),
  • Quyền tiếp cận với các hỗ trợ nhân đạo trong tình trạng khẩn cấp (Điều 11),
  • Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 12),
  • Quyền tiếp cận tư pháp (Điều 13),
  • Quyền tự do an toàn cá nhân( Điều 14),
  • Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo hoặc xúc phạm tới danh dự nhân phẩm (Điều 15),
  • Quyền bóc lột hoặc lạm dụng hoặc bị bạo hành (Điều 16),
  • Quyền toàn vẹn cá nhân (Điều 17),
  • Quyền tự do đi lại và có quốc tịch (Điều 18 và 20),
  • Quyền được sống độc lập và là một phần trong một cộng đồng xã hội ( Điều 19),
  • Quyền tự do tiếp cận thông tin và biểu đạt quan điểm (Điều 21),
  • Quyền có một cuộc sống riêng tư và có mái ấm gia đình trong một cuộc hôn nhân( Điều 22 và 23),
  • Quyền được chăm sóc giáo dục và y tế (Điều 24 và 25),
  • Quyền được tập luyện, phục hồi cơ thể để thực hiện quyền về lao động và việc làm( Điều 26 và 27),
  • Quyền được đảm bảo mức sống và phúc lợi thoả đáng (Điều 28),
  • Quyền được tham gia đời sống chính trị của xã hội (Điều 29),
  • Các quyền được tham gia các hoạt động giải trí, văn hoá và thể thao của xã hội (Điều 30).

Ngoài ra, trong công ước này cũng dành chín điều khác bao gồm các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 31, 32 và 33 quy định về các nghĩa vụ cho mỗi quốc gia thành viên công ước phải thực hiện đối với người khuyết tật. Phần lớn các điều này được đặt trước các điều về quyền của người khuyết tật nhằm khẳng định tính nghĩa vụ của mỗi quốc gia trong việc phải thực hiện là quan trọng hơn việc người khuyết tật có đòi hỏi quyền của mình hay không. Trong số các điều này, Điều 6 và 7 là hai điều vô cùng đặc biệt bởi nó xác định cụ thể về hai nhóm đối tượng khuyết tật đặc biệt đó là trẻ em và phụ nữ.

Điều cần nhấn mạnh rằng toàn bộ các quyền vừa kể trên là được thêm vào hoặc nhắc lại để gia tăng nghĩa vụ thực hiện của mỗi quốc gia. Sự liệt kê này không tước đoạt hoặc hạn chế bất cứ quyền nào của người khuyết tật đã được nhắc tới trong hệ thống tám văn bản công ước nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc mà mọi người đã mặc định coi đó là hệ thống luật nhân quyền quốc tế.

Sau khi ký CRPD, vào năm 2010, chính quyền Việt Nam cũng đã cho ra đời Luật Người Khuyết Tật 2010. Trong văn bản này, các quyền của người khuyết tật được ghi nhận cụ thể trong năm Điểm thuộc Khoản 1 Điều 4 bao gồm:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Với cách viết tối giản như vậy, nó cho phép người khuyết tật được quyền diễn giải và mở rộng các nội dung cụ thể và gần như trùng khớp với các điều luật của CRPD mà Việt Nam đã chấp nhận khi tham gia. Mặt khác, trong đạo luật này, chính quyền Việt Nam cũng đã dành tới 46 trong tổng số 53 điều để thừa nhận các nghĩa vụ bảo đảm của mình và của cộng đồng cho người khuyết tật.

Do vậy, vấn để chỉ còn nằm ở chỗ các quyền hoặc các nghĩa vụ ấy có được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong thực tế đời sống hàng ngày hay không mà thôi. BPSOS và một số tổ chức nhân quyền khác đã xây dựng một kế hoạch hỗ trợ những người khuyết tật sẽ đặt vấn đề với chính quyền Việt Nam để các quyền này phải từng bước được thực hiện.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Lực lượng công an Việt Nam hành xử bất thường với công dân

Lực lượng công an Việt Nam hành xử bất thường với công dân

Lực lượng công an Xã Phước Tân và công an Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có một cuộc giữ người và làm việc kéo dài từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 2 năm 2025, đối với anh Huỳnh Tấn Tuyên. Cũng trong thời gian này, một lực lượng khác của công an Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tới nhà anh Huỳnh Tấn Tuyên ở Xã Phước Tân, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lục soát và thu giữ một chiếc máy tính của anh. Những hành xử nói trên là rất bất thường và vi phạm pháp luật nghiêm trọng vì chúng không tuân thủ theo bất kỳ một quy định nào của pháp luật Việt Nam…

Pin It on Pinterest