Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 02/12/2018

Ngày 30/11, Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak, đã kết án nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy về cáo buộc “Xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999.

Tuy nhiên, cô sẽ không phải thực hiện bản án ngay lập tức mà chờ cho con gái cô đủ 36 tháng tuổi. Con gái cô hiện nay hơn 26 tháng tuổi. Vài ngày trước phiên toà, Huỳnh Thục Vy công bố bản xét nghiệm cô đang có thai 8 tuần tuổi của đứa con thứ hai.

Toà án cũng công bố quyết định cấm cô xuất cảnh và đi khỏi nơi cư trú cho đến khi thực hiện xong bản án.

Ngay sau khi phiên toà kết thúc, Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối bản án và yêu cầu Việt Nam xoá bỏ kết quả vụ án và rút lại lời cáo buộc chống lại Huỳnh Thục Vy trong khi cô tuyên bố không kháng cáo vì không tin vào sự công bằng của ngành toà án. Trước đó 10 ngày, tổ chức Quan sát Nhân quyền cũng ra tuyên bố phản đối việc xét xử cô, coi hành động phun sơn lên lá cờ là một quyền bày tỏ chính kiến được bảo đảm bởi luật nhân quyền quốc tế.

Gia đình của hai tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung và Nguyễn Hoàng Nam cho biết họ đã bị đánh đập và đối xử tàn bạo và bị chuyển từ Trại giam Phước Hoà ở tỉnh Tiền Giang chỉ vì phản đối lao động cưỡng bức và không chịu nhận tội. Ông Trung bị còng tay khi chuyển đến Trại giam An Phước ở tỉnh Bình Dương còn anh Nam dường như bị đánh đập trước khi bị đưa đi Trại giam Xuân Lộc ở tỉnh Đồng Nai.

Trong khi đó, tù nhân lương tâm Trần Thị Xuân, người đang thụ án tù 9 năm về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước” theo Điều 79 của BLHS 1999, đang chịu nhiều bệnh tật hiểm nguy như bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Bệnh của Trần Thị Xuân ngày càng xấu do điều kiện sinh sống hà khắc và thức ăn thiếu dinh dưỡng trong Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Ngày 27/11, nhà hoạt động Nguyễn Hữu Quốc Huy đã trở về nhà sau khi thụ án tù 3 năm. Anh bị bắt ngày 27/11/2015 và sau đó bị kết án 3 năm tù giam về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999.

Trong đêm 29/11, trên đường đến thăm mẹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại đức Thích Ngộ Chánh bị một chiếc xe oto ép và ông bị ngã xuống đường và bất tỉnh. Sau đó ông được người đi đường đưa và bệnh viện để cấp cứu, với nhiều vết thương trên mặt và tay chân. Sau khi bình phục, đại đức cho biết có thể vụ việc đã được sắp đặt nhằm đe doạ buộc ông dừng lên tiếng về vi phạm nhân quyền và quan tâm đến người đấu tranh khác.

Thông tin chi tiết: http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2018/12/02/tuan-tin-nguoi-bao-ve-nhan-quyen-tuan-thu-48-tu-ngay-26-11-den-ngay-02-12-2018-nha-hoat-dong-huynh-thuc-vy-bi-ket-an-33-thang-tu-giam/

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Pin It on Pinterest