Ngày 14 tháng 8 năm 2023, Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định truy nã với anh Y Quynh Bdap với cáo buộc phạm tội khủng bố theo Điều 299 Bộ Luật Hình Sự.
Tiếp đó, nhiều lần các nhân viên an ninh thuộc Công An Tỉnh Đắk Lắk đã đến nhà người thân của anh để truy vấn thông tin và đe doạ. Họ yêu cầu những người thân của anh Y Quynh Bdap phải cho biết nơi ở hiện nay của anh ở đâu; phải thực hiện việc nhận dạng anh Y Quynh Bdap trong nhiều bức hình khác nhau. Đồng thời, họ luôn luôn đe doạ nếu không cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin thì sẽ bị khởi tố hình sự cả nhà về tội “che giấu tội phạm” theo Điều 389 hoặc tội “không tố giác tội phạm” theo Điều 390 Bộ Luật Hình Sự.” Chúng ta hãy cùng xem hành vi đó của Công An Tỉnh Đắk Lắk đã vi phạm những quy định nào của pháp luật:
Thứ nhất: Trong Khoản 2 của cả hai Điều 18 và Điều 19 trong Bộ Luật Hình Sự đã quy định rõ rằng những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác.
Khoan hãy bàn đến anh Y Quynh Bdap có thực sự phạm tội hay không, về mặt hình thức thì cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã anh về tội khủng bố theo Điều 299. Đây là điều luật trong Chương XXI, thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng chứ không phải là nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định trong Chương XIII. Như vậy, chỉ có thể khẳng định rằng Công An Tỉnh Đắk Lắk đã cố tình chà đạp lên luật và chính quyết định tố tụng của họ để hù doạ những người thân của anh Y Quynh Bdap.
Thứ hai, trong hai điều luật này đều đang mắc phải một vấn đề rất nghiêm trọng trái với nguyên tắc và lý luận pháp lý đó là không ai bị coi là có tội cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng đã hoàn thành nghĩa vụ chứng minh tội phạm và bản án dành cho người đó đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài toà án ra, không một ai có quyền để xác định được chính xác số năm tù tội của một ai đó để từ đó xác định người này đã phạm tội ở mức ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật Hình Sự. Do đó, người nhà anh Y Quynh Bdap cũng không có nghĩa vụ để xác định tính chất mức độ phạm tội của anh Y Quynh Bdap (giả sử nếu có).
Lẽ ra, trong quá trình thực thi pháp luật mà khi thấy các quy định của pháp luật không đúng thì Công An Tỉnh Đắk Lắk nói riêng và bất cứ cơ quan hành pháp nào cũng phải kiến nghị để Quốc Hội phải sửa đổi luật cho phù hợp với các nguyên tắc căn bản. Việc cố tình sử dụng chỉ có thể khẳng định thêm rằng Công An Tỉnh Đắk Lắk đã cố tình lợi dụng các quy định không hợp lý của pháp luật để hù doạ người dân.
—
Anh Y Quỳnh Bdap là một nhà hoạt động xã hội dân sự người Ê Đê. Anh là thành viên sáng lập tổ chức xã hội dân sự Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ). Đây là tổ chức có nhiều bản báo cáo khả tín được các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và Liên Hiệp Quốc sử dụng làm căn cứ trong các báo cáo vận động nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Ba Khía
Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc
Trên trang của Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền (OHCHR) đã cho phát hành một văn bản được biên soạn bởi chính quyền Việt Nam ngày 8 tháng 11 năm 2024 mang ký hiệu 180/VNM.24. Đây là bản giải trình của chính quyền Việt Nam trước tài liệu cáo buộc AL VNM 4/2024 của nhóm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2024….
Một trong những chiêu trò tinh vi của chính quyền Việt Nam
số doanh nghiệp có doanh thu bán hàng tốt qua việc tiếp thị trên các mạng xã hội đã phản ánh cho BPSOS biết là họ đã bị phải có những buổi làm việc với Chính Phủ Việt Nam…