Hình minh họa: Nghị Định 147.

Vào ngày 25 tháng 12 năm 2024 sắp tới đây, Nghị Định số 147/2024/NĐ-CP của chính quyền Việt Nam sẽ có hiệu lực pháp luật. Nghị định này được ban hành vào ngày 9 tháng 11 năm 2024. Khi có hiệu lực, nó sẽ thay thế cho hai văn bản cũ là Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị Định số 27/2018/NĐ-CP.

Siết chặt ai?

Mặc dù tên gọi đầy đủ của nghị định này là “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” nhưng với những gì được biên soạn nó phải được gọi là “siết chặt quản lý các đối tượng cung cấp dịch vụ Internet và thông tin tại Việt Nam”.

Thật vậy, đây là một nghị định đồ sộ chưa từng có dài tới 84 điều và 63 mẫu đơn đăng ký (228 trang với 93004 từ) nhưng chỉ tập trung vào việc tạo ra những quy định buộc các đối tượng cung cấp dịch vụ và thông tin tại Việt Nam phải tuân thủ. Đi kèm với điều này là các quy định mở ra thẩm quyền xử lý cho các cá nhân và cơ quan chức năng của chính quyền Việt Nam.

Có ba điều trong nghị định này ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quyền về thông tin cá nhân và quyền tự do tiếp cận thông tin thông qua môi trường Internet của công dân.

Điểm đ, Khoản 3, Điều 23 của nghị định buộc các đối tượng nước ngoài khi cung cấp thông tin trên internet có thuê chỗ lưu trữ tại Việt Nam thì phải “Lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân); trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em…”

Điểm e, Khoản 3, Điều 23 thì buộc các đối tượng cung cấp thông tin trên internet có thuê chỗ lưu trữ tại Việt Nam phải “Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; Xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân.”

Điểm b, Khoản 4, Điều 23 tiếp tục buộc các đối tượng cung cấp thông tin trên internet có thuê chỗ lưu trữ tại Việt Nam phải khóa tạm thời các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập ngay sau khi các cơ quan chức năng của Việt Nam yêu cầu.

Điểm d, Khoản 6, Điều 24 quy định “Chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được cung cấp tính năng livestream”

Điều 27 là các quy định bắt buộc các đối tượng cung cấp thông tin trên internet có thuê chỗ lưu trữ tại Việt Nam phải có đủ các “Điều kiện về tổ chức, nhân sự, kỹ thuật” để lưu trữ các thông tin về người dùng được quy định tại Điều 23. Các thông tin này bao gồm “thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng dịch vụ và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải” phải được lưu trữ tối thiểu là hai năm.

Không mới, chỉ là phiên bản nâng cấp

Thật ra các quy định trên phần nào đã xuất hiện rải rác trong các Điều 5 Nghị Định 72/2013, Điều 64 Nghị Định 174/2013 và Điều 33, 35, 42, 45, 46, 92, 96, 99, 100, 101, 102 Nghị Định 15/2020. Nghị Định 147/2024 chỉ là phiên bản nâng cấp một chiến lược siết chặt quản lý đối với các đối tượng cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên Internet tại Việt Nam đã ra đời trước đó 11 năm và một số lần sửa đổi chắp vá. Đây là một chiến lược cho thấy lập trường kiên quyết của chính quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn quyền tự do tiếp cận thông tin và tự do báo chí của người dân. Chiến lược được thể hiện một cách gián tiếp thông qua đối tượng cung cấp dịch vụ. Điều này giúp cho chính quyền Việt Nam giảm sự đụng chạm với người dân và các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Mặt khác, đây là biện pháp dễ thực hiện bởi các đối tượng cung cấp dịch vụ sẽ chọn chính quyền chứ không chọn người dân khi bị đặt vào thế phải lựa chọn. Hình thức này cũng tương tự như chiến lược của chính quyền Việt Nam đã và đang dùng các tổ chức tôn giáo tay sai để tấn công các tôn giáo độc lập. Chiến lược đó đến nay đã bị BPSOS và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế phanh phui trong hàng loạt các báo cáo và đặc biệt là trong dự án nghiên cứu toàn diện mới đây. Do đó, đứng trước chiến lược quản lý đối tượng cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên Internet này, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và mỗi người dân cũng cần phải đổi hướng tranh đấu mới. Trước mắt, rất cần một số tổ chức và cá nhân lập ra chương trình đo lường sự giới hạn về các dịch vụ Internet được cung cấp tại Việt Nam trong thời gian sắp tới để có dữ liệu chuẩn bị cho các bước vận động tiếp theo.

Ba Khía

Công an không được phép mời ông Thích Minh Tuệ để làm việc

Công an không được phép mời ông Thích Minh Tuệ để làm việc

Trong hai ngày 4 và 5 tháng 12 năm 2024, đã xuất hiện thông tin về những lá đơn tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị Hoàng và giấy mời làm việc của Công An Huyện Ia Grai với ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) và những người có liên quan. Theo giấy mời của Công An Huyện Ia Grai thì ông Lê Anh Tú và ông Lê Anh Tuấn (anh ruột của ông Lê Anh Tú) phải có mặt tại cơ quan này để làm việc với ông Phó Công An Huyện Hoàng Xuân Trường…

Pin It on Pinterest