Lương Hữu Phước - Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ

Sáng ngày 29/5, Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức tuyên án phúc thẩm đối với ông Lương Hữu Phước, sinh 1965, ngụ phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Kết quả y án sơ thẩm với mức án 3 năm tù giam về tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Lương Hữu Phước - Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ

Sau khi tòa án tuyên vào buổi sáng, đến chiều cùng ngày ông Phước vào trụ sở Toà án tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống đất tự sát.

Liên quan vụ án này, tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam. Sau đó ông Phước kháng cáo. Đến phiên xét xử phúc thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy án sơ thẩm với nhận định: Chưa làm rõ nhiều vấn đề, việc kết tội chưa đủ cơ sở.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai, Hội đồng xét xử vẫn tuyên 3 năm tù giam, với nội dung: Qua đường không quan sát, không nhường đường xe ngược chiều gây tai nạn.

Lúc này, ông Phước từng tâm sự với nhiều người: “Nếu bản án gây bất công, tôi sẽ tự tử”. Tuy nhiên nhiều người quen đã khuyên can cần phải bình tĩnh đi tìm công lý cho mình. Vì vậy ông Phước vẫn chờ đợi sự công minh từ phiên xét xử phúc thẩm lần hai của Toà án tỉnh Bình Phước.

Và cuối cùng như chúng ta đã biết, ông Phước đã phải tìm đến cái chết trong tuyệt vọng sau khi đăng trên trang Facebook cá nhân những dòng tâm sự mang hy vọng, nếu cần thiết, sẽ dùng cái chết của mình để gửi một thông điệp nhằm mang lại sự thay đổi tích cực: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”.

Mặc dù bản án không quá nặng (3 năm tù giam) nhưng sự phẫn uất của ông Phước đã đến đỉnh điểm. Chưa bàn đến việc các thẩm phán đã xét xử công bằng hay chưa nhưng sự thật vẫn là đã có một người thà chọn cái chết để tuyên ngôn rằng mình vô tội. Như vậy, đã có một người mất lòng tin vào hệ thống tư pháp đến mức tuyệt vọng. Mỗi chúng ta dù ở vị trí nào cũng phải đau lòng để phải tự mình đặt câu hỏi: Điều gì đã xảy ra trong vụ án, để đẩy ông Phước vào quyết định này? Bản án không tâm phục khẩu phục? Tranh luận không đến nơi đến chốn?

Sự việc ông Phước nhảy lầu tự tử tại tòa án Bình Phước là bài học thúc đẩy người luật sư cần kỹ lưỡng hơn khi bào chữa, người công tố cần đóng góp nhiều hơn khi tranh luận và buộc tội. Đặc biệt, đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người xét xử. Là người thẩm phán ngoài kỹ năng xét xử phải còn có tâm và kinh nghiệm sống. Kinh nghiệm sống để có thể hiểu và chia sẻ nỗi đau của người khác. Không ai phủ nhận kỹ năng xét xử là cần thiết nhưng kinh nghiệm sống và tâm bác ái cũng cần không kém trong công tác xét xử. Có lẽ đó cũng chính là yêu cầu của tòa án Hoa Kỳ trước khi là thẩm phán phải là luật sư.

Sau sự việc đau lòng của ông Phước, chúng ta hãy nhớ rằng, chết là hết và điều đó không giải quyết được gì. Hãy tiếp tục sống, dù phải sống trong nghịch cảnh thì vẫn cần duy trì để chờ ngày tìm được lẽ phải, tìm cách minh oan cho mình. Không nên tìm tới cái chết trong uất hận mà gieo thêm đau thương cho người thân. Hãy chờ ngày được giải oan và xử lý những kẻ gây oan sai cho mình bằng luật pháp chứ đừng đánh đổi mạng sống của mình cho một thứ niềm tin không có thực. Bởi lẽ, nếu những kẻ phán xét chúng ta hôm nay thực sự biết nỗi oan khuất đó nhưng họ vẫn phán quyết vậy thì làm sao chúng ta có thể dùng mạng sống để thức tỉnh họ được.

Kẻ đang mở mắt, nhưng tối lòng thì làm sao có thể thức tỉnh?

Nguồn tham khảo về vụ việc: http://kinhtedothi.vn/binh-phuoc-toa-tuyen-an-buoi-sang-den-chieu-bi-cao-vao-toa-nhay-lau-tu-sat-385679.html

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest