Một trong những chiêu trò tinh vi của chính quyền Việt Nam.

Môi trường Internet trong đó có mạng xã hội đang mở ra những cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất và các nhà chuyên phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp có doanh thu bán hàng tốt qua việc tiếp thị trên các mạng xã hội đã phản ánh cho BPSOS biết là họ đã bị phải có những buổi làm việc với Chính Phủ Việt Nam.

Các buổi làm việc này chỉ xoay quanh duy nhất một yêu cầu mang tính mệnh lệnh của chính quyền Việt Nam là buộc doanh nghiệp phải chấp nhận để một công chức của chính quyền được tham gia nhóm quản trị viên (admin) của trang xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng để khai thác bán hàng. Doanh nghiệp không được phép tiết lộ thông tin trao đổi mà chính quyền yêu cầu và cũng không được phép tiết lộ thông tin người của chính quyền tham gia trong nhóm quản trị viên trang mạng. Người của chính quyền tham gia làm quản trị viên sẽ không can thiệp vào bất cứ các hoạt động kinh doanh trực tuyến nào của doanh nghiệp. Nhưng họ sẽ tuýt còi và xóa ngay các hoạt động của doanh nghiệp nếu các hoạt động đó ăn theo các sự kiện nóng của xã hội đang được nhiều người quan tâm (cận vệ Chủ Tịch Nước lạm dụng tình dục tại Chile, nhà tu hành Thích Minh Tuệ bị chính quyền khống chế…). Đồng thời trước những sự kiện này, trang mạng của doanh nghiệp phải đăng những thông tin do người của chính quyền tham gia làm quản trị viên chỉ định hoặc biên soạn.

Tiếp nhận những thông tin này, BPSOS không hề cảm thấy bất ngờ. Bởi vì hiện nay, chính quyền Việt Nam đã xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống văn bản pháp quy để kiểm soát và đưa bất kỳ thông tin nào họ muốn trở thành thông tin cấm hoặc được giữ là bí mật. Hệ thống văn bản pháp quy này gồm có Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước 2018, Luật An Ninh Mạng 2018, Nghị Định 26/2020/NĐ-CP, Nghị Định 53/2022/NĐ-CP và mới nhất đó là Nghị Định 147/NĐ-CP. Chỉ đánh giá riêng Nghị Định 147/NĐ-CP, BPSOS cho rằng nó đã đủ để khống chế toàn bộ mọi hoạt động của mọi người trên môi trường Internet. Vì đây là một nghị định mang tính tổng hợp rất cao các quy định độc tài, bất chấp các quy định của luật pháp quốc tế về các quyền căn bản của con người. Nghị định này bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên Internet phải thu thập, quản lý và cung cấp đầy đủ dữ liệu của người dùng cho chính quyền khi họ muốn.

Nhưng tất cả bấy nhiêu vẫn là chưa đủ mà còn cần phải nhắc tới hai văn bản rất quan trọng khác đó là Quyết Định 960/QĐ-TTg và Quyết Định 1722/QĐ-TTg của Chính Phủ Việt Nam ban hành trong năm 2020. Trong hai văn bản này, chính quyền Việt Nam công khai vạch rõ cho mọi người biết rằng ngay cả với các tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo cứng đầu cứng cổ thì cũng không là gì với họ. Họ sẽ dùng tiền thuế của dân để mua chuộc các chức sắc tôn giáo để buộc các vị này phải im lặng. Từ đó, họ sẽ cài cắm đảng viên của đảng Cộng Sản vào tổ chức tôn giáo để biến tổ chức tôn giáo đó thành công cụ tuyên truyền bịp bợm cho họ (Điều 2 và Điều 3 của hai quyết định nêu trên). Nếu chính quyền Việt Nam dám làm và đã làm thành công đối với tôn giáo, vốn là những tổ chức thường nêu cao đạo lý và nguyên tắc – thay vì vụ lợi, thì các doanh nghiệp làm sao có thể giữ được thế độc lập khi mục tiêu tối quan trọng của các doanh nghiệp là sự tồn tại vì lợi nhuận.

Đọc đến đây sẽ có người đặt câu hỏi rằng việc làm trên của chính quyền Việt Nam đâu có ảnh hưởng gì tới người dân?

Câu trả lời là có và có rất nhiều ảnh hưởng tới người dân. Bởi vì trước mỗi sự kiện nóng, thu hút sự quan tâm của người dân thì các dư luận viên núp bóng trong các trang mạng xã hội của doanh nghiệp sẽ đẩy ra các thông tin mang tính lừa bịp định hướng để dẫn dắt người dân. Như vậy, bất kể sự kiện nóng ấy là gì thì cũng sẽ có lợi cho chính quyền còn người dân thì đã được đầu độc bởi những thông tin sai sự thật và đầy độc hại.

Do vậy, đứng trước thực trạng này rất cần những nhà hoạt động xã hội và những tổ chức bảo vệ nhân quyền phải có một chương trình hành động thu thập dữ liệu, nghiên cứu và đánh giá các tác động của chiến lược tinh vi này của chính quyền đối với đời sống tư tưởng của người dân khi phải tiếp nhận các thông tin độc hại sai sự thật. BPSOS đang trao đổi với các tổ chức quốc tế quan tâm tới quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin trên môi trường Internet về vấn đề này để có thể xây dựng một dự án nghiên cứu. BPSOS cũng rất mong nhận được sự chung sức của cá nhân hay tổ chức nhân quyền của người Việt cùng có chung mối quan tâm tới vấn đề mới mẻ này để bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam trong nước.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Trên trang của Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền (OHCHR) đã cho phát hành một văn bản được biên soạn bởi chính quyền Việt Nam ngày 8 tháng 11 năm 2024 mang ký hiệu 180/VNM.24. Đây là bản giải trình của chính quyền Việt Nam trước tài liệu cáo buộc AL VNM 4/2024 của nhóm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2024….

Lại thêm một vị truyền đạo ở Tây Nguyên bị đe dọa tính mạng

Lại thêm một vị truyền đạo ở Tây Nguyên bị đe dọa tính mạng

Tình trạng an toàn bản thân của những người theo đạo Tin Lành sinh hoạt độc lập ở Tây Nguyên hiện nay rất đáng lo ngại. Ngày 25 tháng 9 năm 2024 tại Buôn Cuê, Xã Băng Adrênh, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk, một nhóm kẻ lạ mặt đã dùng súng săn bắn bị thương Mục Sư Y Phô Êban…

Pin It on Pinterest