Luật Việt Nam: Hiến pháp Việt Nam
“HIẾN PHÁP VIỆT NAM” là bài số 3 trong chương trình phổ biến kiến thức luật pháp Việt Nam của Đề Án Dân Quyền Việt Nam do BPSOS tổ chức với sự cộng tác của Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam.
Do nhiều lợi ích về kinh tế, thương mại, chính trị, nhà nước Việt Nam đã buộc phải ký kết nhiều Công Ước LHQ cũng như các hiệp ước thương mại được lồng vào một số điều kiện cải thiện nhân quyền. Gần đây, luật pháp Việt Nam cũng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để tương ứng hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, thông qua những bài hướng dẫn này chúng tôi hy vọng sẽ giúp trang bị cho người dân Việt Nam một số công cụ để làm phép thử xem nhà nước Việt Nam có thực sự sử dụng luật pháp để quản trị đất nước và bảo vệ quyền công dân và quyền con người như đã hứa hẹn hay không.
Bài hướng dẫn hôm nay sẽ giải thích về địa vị pháp lý của Hiến Pháp Việt Nam và điểm lại lịch sử hình thành và sửa đổi, bổ sung của văn bản pháp lý cao nhất và quan trọng nhất của quốc gia. Đồng thời, chúng ta cần phải phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân, quyền tuyệt đối và quyền có thể bị giới hạn. Qua đó, chúng ta có thể nhận biết được hậu quả của vấn đề các quyền tuyệt đối của con người đang bị giới hạn bởi bản Hiến Pháp 2013 như thế nào.
Chuẩn bị cho phiên rà soát Nhà nước Việt Nam về Công ước chống tra tấn
Vừa qua tại Nepal vào đầu tháng 5, một nạn nhân người Việt bị tra tấn đã có cơ hội gặp và kể lại câu chuyện của mình với Báo cáo viên Đặc biệt về tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Báo cáo viên đặc biệt LHQ tiếp nạn nhân bị chính quyền Việt Nam tra tấn
Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2025, tại Nepal, báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc – bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards đã có buổi làm việc với một nạn nhân từng bị chính quyền Việt Nam tra tấn. Mục đích của buổi làm việc này của bà Alice Jill Edwards là để thu thập dữ liệu về thực trạng cán bộ công chức của chính quyền Việt nam đang sử dụng các biện pháp tra tấn như một phương pháp hỗ trợ trong quản trị xã hội.