Việt Nam bị chú ý đặc biệt tại phiên điều trần về tra tấn ở Liên Hiệp Quốc
Trong ba ngày 6, 7 và 8 tháng 5 năm 2025, tại Nepal, báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc – bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards và tổ chức Organisation Mondiale Contre la Torture – OMCT (Liên Minh Chống Tra Tấn) đã và đang tổ chức các phiên điều trần về tình trạng tra tấn trên toàn cầu.
Một nạn nhân là công dân Mỹ gốc Việt đã được mời tham gia sự kiện quan trọng này. Ngoài các hoạt động chung, nạn nhân gốc Việt này được mời trình bày trực tiếp trong phiên điều trần chiều ngày 7 tháng 5 năm 2025 với chủ đề Công lý cho nạn nhân bị tra tấn ở nước ngoài. Nạn nhân gốc Việt được mời điều trần bởi tình tiết là công dân Mỹ nhưng đã bị một lực lượng đông đảo công an Việt Nam tra tấn kéo dài trong hai ngày 16 và 17 tháng 6 năm 2018 tại Việt Nam. Bảy năm đã trôi qua, chính quyền Việt Nam làm ngơ trước yêu cầu công lý của nạn nhân. Và cũng bảy năm trôi qua, nạn nhân vẫn đang phải tiếp tục chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng từ cuộc tra tấn nói trên. Điều này khiến báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và ban tổ chức phiên điều trần vô cùng chú ý và quan ngại.
Ngoài nạn nhân là công dân Mỹ gốc Việt, một người Việt khác là chuyên gia pháp lý đang công tác tại văn phòng của BPSOS tại Thái Lan cũng được báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và ban tổ chức phiên điều trần mời đi cùng hỗ trợ cho nạn nhân. Chuyên gia pháp lý này đã mang theo các tài liệu tổng kết của BPSOS và Coalition Against Torture Vietnam (VN-CAT – Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam) về tình trạng tra tấn tại Việt Nam thu thập được từ năm 2007 đến năm 2018. Đây là những thông tin mà báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và ban tổ chức phiên điều trần rất chú ý và nóng ruột muốn được nghe trình bày.
Sự chú ý của báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và ban tổ chức phiên điều trần về tình trạng tra tấn ở Việt Nam là bởi hiện nay chính quyền này đang ra sức tìm mọi cách bưng bít thông tin về tra tấn trong đó có bao gồm việc đe doạ nạn nhân và người nhà nạn nhân cung cấp thông tin cho báo chí và người bảo vệ nhân quyền, cấm các nhà hoạt động nhân quyền thu thập thông tin về tra tấn. Điều đó khiến cho hoạt động của VN-CAT tại Việt Nam đã gần như bị ngưng trệ kể từ sau năm 2018. Bên cạnh đó báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng không thể thực hiện được việc điều tra giám sát tình trạng tra tấn đang diễn ra ở Việt Nam do hiện nay Việt Nam không chịu tham gia đầy đủ Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc khi họ bảo lưu Điều 4 về nghĩa vụ luật hoá hình sự hành vi tra tấn và Phần II về thẩm quyền của Uỷ Ban Chống Tra Tấn. Bên cạnh đó, họ cũng không ký Nghị Định Thư Bổ Sung để cam kết thực thi triệt để công ước. Điều đó cho thấy sự thiếu thực tâm của chính quyền Việt Nam hay nói khác đi họ vẫn muốn dùng tra tấn để quản trị quốc gia nhưng lại dùng các biện pháp che mặt quốc tế và người dân.
Phiên điều trần về tra tấn diễn ra trong ba ngày kể trên còn có các nạn nhân khác đến từ các nước Bangladesh, Iraq, Nepal, Syria, Kazakhstan, Philippines, Bahrain, India, Pakistan…
Vì sự an toàn cho nạn nhân nên báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và ban tổ chức phiên điều trần yêu cầu các cơ quan báo chí không được phép nêu danh tính của nạn nhân trước và trong phiên điều trần. Sự hạn chế này cũng được khuyến cáo giới hạn ngay cả khi các nạn nhân đã về nước để tránh cho họ sự theo dõi của chính quyền đã từng tra tấn họ.
Để biết thêm thông tin về buổi làm việc này và các hoạt động khác của chương trình đặc biệt về vấn đề tra tấn trên toàn cầu, mời quý vị chú ý theo dõi các băng video phỏng vấn của BPSOS với nạn nhân là công dân Mỹ gốc Việt khi nạn nhân đã trở về Hoa Kỳ .
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Báo cáo viên đặc biệt LHQ tiếp nạn nhân bị chính quyền Việt Nam tra tấn
Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2025, tại Nepal, báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc – bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards đã có buổi làm việc với một nạn nhân từng bị chính quyền Việt Nam tra tấn. Mục đích của buổi làm việc này của bà Alice Jill Edwards là để thu thập dữ liệu về thực trạng cán bộ công chức của chính quyền Việt nam đang sử dụng các biện pháp tra tấn như một phương pháp hỗ trợ trong quản trị xã hội.
Quốc tế vào cuộc về vụ Ông Thích Nhật Từ vu khống đoàn của Sư Minh Tuệ ở Sri Lanka
Ngày 16 tháng Tư vừa qua có tin rằng đoàn của Sư Minh Tuệ đang gặp trở ngại tại Sri Lanka. Sau đó trên mạng xã hội, có vài hình ảnh chụp lại các trang văn bản được cho là của Thượng Tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, yêu cầu chính quyền Sri Lanka ngăn chặn đoàn bộ hành của nhà sư Minh Tuệ. Trong đó có nhiều chi tiết vu khống Sư Minh Tuệ và nhiều vi phạm nghiêm trọng khác…