Cổ của ông Thào A Páo có dấu hiệu bị bẻ gãy, và Bệnh Viện Đa Khoa Nông Công thì kết luận ông Páo chết vì “nhồi máu cơ tim” nhưng trại giam Thanh Phong vẫn tiến hành mổ tử thi.

Người xấu số là ông Thào A Páo, 85 tuổi quê ở Bản Huổi Thủng 3, Xã Na Cô Sa, Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên đã chết trong trại tù Thanh Phong ở Tỉnh Thanh Hóa.

Ông Thào A Páo chết trong trại tù Thanh Phong đóng trên địa phận Tỉnh Thanh Hóa và do Bộ Công An quản lý. Ông chết ngày 22 tháng 11 năm 2024 khi chỉ còn vài ngày nữa là hết án phạt tù một năm và trong tình trạng trên thân thể có những vết thương nghiêm trọng. Bệnh Viện Đa Khoa Nông Cống – nơi được cho là đã điều trị bệnh ông Thào A Páo đã kết luận rằng ông bị chết vì nhồi máu cơ tim. Các con của ông Thào A Páo cũng yêu cầu không mổ tử thi và đề nghị được nhận xác ông để mang về quê chôn cất. Tuy nhiên, trại tù Thanh Phong đã cưỡng bức họ ký vào biên bản đồng ý cho mổ tử thi để hợp thức hóa cho việc mổ tử thi đã được thực hiện trước khi họ có mặt. Khi nhận xác cha của mình, các con ông Thào A Páo đã phát hiện trên cổ của cha mình có một vết thương dài khoảng 5cm và các khớp xương cổ ở trong trạng thái lỏng lẻo như đã bị bẻ gãy. Trại tù đã không trả lời các chất vấn của các con ông Thào A Páo. Rõ ràng đây là một cái chết rất bất thường. Đáng lo ngại hơn là các thủ tục pháp lý và thủ tục hành chính đã được hợp thức nhưng đang mâu thuẫn với nhau. Dấu hiệu của cái chết bất thường và các thủ tục bị mâu thuẫn cho thấy trại tù Thanh Phong đã cố gắng che dấu sự thật dẫn tới cái chết oan khuất của ông Thào A Páo.

Qua dữ liệu theo dõi của Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam (Coalition Against Torture Vietnam – VN CAT) và một số các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác thì ở trong các trại tù Việt Nam đang duy trì hai hai vấn nạn vô cùng nghiêm trọng đó là:

Nhân viên công vụ các trại tù chủ động thực hiện hoặc cho phép các tù nhân thân cận với họ đánh đập dã man và cưỡng bức lao động khổ sai với các tù nhân còn lại để ép buộc họ phải thừa nhận tội đã được ghi trong các bản án trước đó.

  1. Trại tù để mặc các tù nhân xử lý nhau như chốn không có pháp luật (đánh nhau, chiếm đoạt đồ của nhau trong đó nhiều nhất là tình trạng cướp đồ ăn, tự tạo và phân định ngôi thứ trong buồng tù…)
  2. Cả hai vấn nạn này đã đẩy số phận của những người tù nghèo khổ và phần lớn người tù dân tộc thiểu số ở trong hoàn cách vô cùng bi đát. Sự sống của họ luôn luôn bị đe doạ. Mỗi năm đều có trên dưới khoảng 10 người tù bị chết nhưng tất cả đều được các trại tù hợp thức bằng kịch bản “chết vì bệnh tật” như trường hợp ông Thào A Páo.

Vào đầu năm 2022, ông Thào A Páo bị Toà Án Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên tuyên phạt một năm án tù về tội “huỷ hoại rừng” do trước đó ông cùng với gia đình sử dụng một vạt rừng hoang không có cây gỗ nào có đường kính lớn hơn 10cm. Cuối năm 2023, ông Thào A Páo mới phải thi hành bản án đã tuyên trước đó gần hai năm.

Theo đánh giá của Đề Án Dân Quyền Việt Nam thuộc BPSOS thì bản án này cũng có bốn vấn đề uẩn khúc:

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 nhắc Việt Nam về tự do tôn giáo

Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 nhắc Việt Nam về tự do tôn giáo

Lá thư của ngài Robert Rehak – Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 (Article 18 Alliance), Đặc Sứ Về Tự Do Tôn Giáo của Chính Phủ Séc gửi cho ông Tô Lâm ngày 3 tháng 2 năm 2025 vừa qua, thể hiện sự quan tâm ông tới ba vị đại diện tôn giáo độc lập, khi họ không thể có mặt tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo 2025 (IRF Summit 2025) đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 ở Washington DC. Hoa Kỳ do bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh…

Vì sao Việt Nam xứng đáng vào danh sách CPC (Phiên bản cập nhật)

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2024. Bà Trần Thị Lan cùng các con cháu tổ chức tang lễ cho chồng bà là là ông Lữ Minh Châu theo nghi thức của người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926. Đây cũng là hành động theo lời di chúc của người quá cố. Trong khi tang lễ đang diễn ra, thì một toán những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 đã xông vào cưỡng bức gia đình phải để cho họ hành lễ theo nghi thức của Chi Phái 1997…

Pin It on Pinterest