Vấn đề Chùa Quang Đức ở Huế là một trong số các nội dung được nhóm kết nghĩa Phật Giáo mang tới Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Nhằm Thúc Đẩy Tự Do Tôn Giáo (Ministerial Conference to advance Religious Freedom) đang diễn ra tại Berlin, Cộng Hòa Liên Bang Đức trong tuần này. Trước đó, vào tháng 5 năm 2024, vấn đề của Chùa Thiên Quang đã được báo cáo tới Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF).
Chùa Quang Đức được lập bởi hai vị phi tần của Chúa Nguyễn cách đây gần 280 năm, ở Xã Hương Sơ Thành Phố Huế. Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1747, chùa được sắc phong là Quang Đức Tự. Hiện nay, đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của khoảng 500 phật tử trong vùng.
Kể từ khi chùa được lập ra tới nay, quan điểm nhất quán của Ban Hộ Chùa và các phật tử là chỉ muốn cùng nhau thực hành niềm tin tôn giáo theo triết lý nhà Phật. Mọi người không muốn tham gia vào bất cứ tổ chức liên danh, hợp nhất hoặc các liên hiệp tổ chức mang tính chất nửa xã hội nửa chính trị. Tuy nhiên, kể từ năm 1981 đến nay, chính quyền Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) – tổ chức tay sai chuyên tấn công tôn giáo đã liên tục tìm mọi cách cưỡng bức Ban Hộ Chùa phải tiến hành thủ tục ra nhập tổ chức tôn giáo của họ. Chính quyền và GHPGVN cũng nhiều lần cử tăng sĩ của họ tới tiếp quản chùa nhằm đồng hoá cộng đồng phật tử trong vùng. Chính quyền cũng thực hiện các biện pháp cấm cản Ban Hộ Chùa và các phật tử sửa chữa chùa khiến cho công trình này ngày một xuống cấp trầm trọng. Những hành động trên đã đủ cho thấy những mánh khóe của chính quyền Việt Nam và GHPGVN đang tìm cách phá hoại một ngôi chùa có lịch sử tồn tại đã mấy trăm năm và âm mưu siết chặt quyền tự do sinh hoạt tôn giáo của một cộng đồng khoảng 500 phật tử.
Đưa vấn đề Chùa Quang Đức ra ánh sáng quốc tế trong đó gồm các hoạt động của nhóm kết nghĩa Phật Giáo tại Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Nhằm Thúc Đẩy Tự Do Tôn Giáo là bước đi nhằm vận động sự quan tâm của quốc tế và mọi người tới một vụ việc cụ thể. Bước tiếp theo, cộng đồng phật tử Chùa Quang Đức sẽ sớm xúc tiến các hoạt động pháp lý với chính quyền Việt Nam để bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho chính mình.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Phát biểu của anh Y Phíc H’dok – Người Thượng Bản Địa tại Tây Nguyên
Ngoài Tiến sĩ Stephen Schneck – chủ tịch của Uỷ hội (USCIRF) còn có phụ tá của ông ta lắng nghe lời phát biểu của các nhà hoạt động tôn giáo tường thuật về những chứng từ của nạn nhân…
Phát biểu của anh Seo Gia Vang – H’Mong
Ngoài Tiến sĩ Stephen Schneck – chủ tịch của Uỷ hội (USCIRF) còn có phụ tá của ông ta lắng nghe lời phát biểu của các nhà hoạt động tôn giáo tường thuật về những chứng từ của nạn nhân.