Dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh

Tròn 3 năm kể từ mùa hè năm 2016, đó có lẽ là một mùa hè không thể quên trong tâm trí của nhiều người. Cảnh tượng cá chết trắng biển miền Trung trong cơn đại thảm họa do nhà máy thép Formosa của Đài Loan gây ra đã không chỉ khiến ngư dân và bà con điêu đứng, nó còn để lại những di hại nặng nề cho cả nền kinh tế và môi sinh của đất nước Việt Nam trong nhiều năm sau. Chúng ta hẳn còn nhớ rằng, trong cơn hoang mang tột độ của cả nước, có một bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đã được mọi người truyền tay nhau và trở nên nổi tiếng, bài thơ có tựa là: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

Bài thơ thể hiện nỗi suy tư trăn trở về tương lai đất nước, về vận mệnh dân tộc:

“Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu”

Sau đó, từ nước Mỹ xa xôi cách nửa địa cầu, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng – chủ tịch kiêm CEO của BPSOS đã đáp lời cô giáo bằng một bài thơ, anh viết rằng:

Tôi vẫn cùng em một giấc mơ
Ai trả lời dùm, đất nước sẽ về đâu?
Hỡi cô em ở cách nửa địa cầu
Câu hỏi ấy, những người chung tổ quốc
Chung giống nòi có ai lại không đau?
Câu trả lời, gần gũi lắm, không xa
Chính người dân phải nắm lấy sơn hà
Chính người dân phải mở con đường sống
Cho chính mình và tất cả quanh ta
Mỗi chúng ta phải dứt khoát thôi quỳ
Không thờ ơ, cam chịu, tự hồ nghi
Không sợ hãi, co ro hay xin xỏ
Mà phải đứng lên, vững chãi uy nghi
Bốn nghìn năm chờ đợi ngày hôm nay
Người dân mình phải đứng dậy vươn vai
Như cậu bé ngày xưa làng Phù Đổng
Chỉ qua đêm thành Thánh Gióng ngày mai
Hỡi cô em ở cách nửa địa cầu
Đơn giản thôi, nếu không muốn cúi đầu
Thì tất cả chúng ta cùng ưỡn ngực
Bước chân dồn và hãy ngẩng đầu cao
Đã đến lúc chúng ta phải quyết liệt
Đừng để sông cạn, rừng khô, biển chết
Để nhục nhằn truyền lại những đời sau
Để Mẹ Việt Nam sữa nguồn cạn kiệt
Đã đến lúc chúng ta phải giành lại
Cho thế hệ này và cho mãi mãi
Quyền được mơ những mộng ước tương lai
Quyền được sống theo lương tâm, lẽ phải
Đã đến lúc chúng ta phải tự hỏi
Nếu hôm nay tiếng lòng ta réo gọi
Thì sáng mai thức dậy phải làm gì
Để vén màn đêm cho bình minh chiếu rọi
Đã đến lúc người dân cùng nhịp tiến
Để giành lại đất, sông, rừng, núi, biển
Mà cha ông để lại, cho nghìn sau
Sẽ diễm lệ và vẹn toàn vĩnh viễn
Đừng buồn nữa, đừng buồn cô em nhé
Mọi mộng ước cao xa đều có thể
Nếu chúng ta cùng khởi bước hôm nay
Cho ngày mai đường hoa khô ráo lệ
Dân chín mươi triệu nên người lớn
Nước bốn nghìn năm sẽ nở hoa
Tôi ở bên này xa xôi lắm
Nhưng vẫn cùng em một giấc mơ

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Virginia, Hoa Kỳ
Ngày 1 tháng 5, 2016

Đọc lại bài thơ này sau 3 năm, cùng điểm lại những gì mà BPSOS đã làm cho mảnh đất miền Trung ruột thịt, có thể thấy rằng tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã hành động đúng như những gì anh viết trong thơ. Thay vì chịu bất lực, thay vì chỉ nhỏ những giọt lệ khóc thương, BPSOS đã đồng hành cùng bà con giáo dân tại nhiều giáo xứ trong vùng ảnh hưởng của Formosa suốt 3 năm qua trên con đường giành lại công lý, khắc phục hậu quả, tìm lại kế sinh nhai ….

Các giáo xứ như Kẻ Gai, Đông Yên, Song Ngọc…, họ không những là nạn nhân của thảm họa Formosa mà còn là nạn nhân của chính quyền cộng sản trong quá trình đàn áp nhằm dập tắt tiếng nói phản kháng của bà con giáo dân. Những bản báo cáo về hiện trạng bị đàn áp được đưa ra quốc tế, những đề án sinh kế mới được hình thành, BPSOS đã đưa ra chiến dịch giải cứu, sự hỗ trợ về nhân lực, vật lực đã phần nào giúp bà con giáo dân đi qua những ngày thương khó. Formosa là môt sự kiện đã được nhắc tới nhiều lần bởi nhiều cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc cũng như Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và một số nước khác. Sự đấu tranh vẫn còn tiếp diễn, cùng với việc xây dựng cộng đồng vững mạnh về thế và về lực, có thể nói rằng công cuộc này đã góp phần không nhỏ vào nỗ lực chung xây dựng lại đất nước như trong bài thơ mà tiến sĩ Thắng đã ghi.

3 năm nhìn lại chặng đường, để thấy rằng nếu chúng ta kiên trì bền bỉ, nếu có thể nối kết với nhau trong một thế trong – ngoài phối hợp, trong nước và quốc tế liên kết với nhau để tạo một thế vững chãi cả về thế và lực, thì chẳng thế lực nào có thể cản bước chúng ta trong công cuộc đấu tranh giành lại công lý, xây dựng quê hương.

Cho đến hôm nay, những cộng đồng tương tự như các giáo xứ trong vùng ảnh hưởng của Formosa, những nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền, đàn áp tôn giáo vẫn luôn có thể tìm đến sự trợ giúp của BPSOS. Cùng với nhau, hãy chung tay để những “Rừng đã hết và biển thì đang chết, những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”, mai này sẽ trở thành “đường hoa khô ráo lệ”.

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest