Một biên bản dừng xuất cảnh của chính quyền Việt Nam với người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926.

Một số chức sắc và tín đồ Cao Đài Chơn Truyền 1926 đang phối hợp chặt chẽ với các thành viên kết nghĩa bên ngoài để xây dựng các hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm của quốc tế tới tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sắp tổ chức ở thành phố Berlin của Cộng Hoà Liên Bang Đức trong hai ngày 10 và 11 tháng 10 sắp tới. Hướng tới sự kiện quốc tế quan trọng này, năm tờ đơn của chức sắc và tín đồ Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã được gửi đi cho Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Bộ Trưởng Bộ Công An và Chủ Tịch Nước hiện nay là người vốn từng có thời gian dài là Bộ Trưởng Bộ Công An. Nội dung cả năm lá đơn này gồm các yêu cầu:

  • Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh và Bộ Trưởng Bộ Công An cho biết tình trạng xuất cảnh của người gửi đơn trước nhu cầu cần ra nước ngoài để báo cáo tình hình tự do tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam;
  • Yêu cầu giải thích lý do nếu người gửi đơn đang bị ở trong tình trạng bị tạm dừng xuất cảnh và phải giải thích rõ lý do tại sao không cho người bị tạm dừng xuất cảnh biết trước.
  • Ngoài ra, cả năm lá đơn này cũng yêu cầu ông Chủ Tịch Nước hãy cho biết quan điểm của người đứng đầu quốc gia về tình trạng xuất cảnh không được công khai minh bạch đối với nhiều người Cao Đài Chơn Truyền 1926 xảy ra trong suốt thời gian chính ông giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công An.

Những người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đều biết một tình trạng đó là các cơ quan chức năng và các quan chức nhà nước đều coi thường pháp luật và coi thường người dân nên trước các câu hỏi khó họ đều lờ đi. Đây là một tiểu xảo mà chính quyền Việt Nam đang áp dụng thành công đối với những ai hoạt động nhân quyền riêng lẻ thiếu tính tổ chức. Nhưng giờ đây, với mô hình hoạt động nhóm kết nghĩa trong và ngoài nước, những người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã không còn cam chịu. Họ sẽ biến những nỗ lực làm đình trệ có chủ ý trái pháp luật của các cơ quan chức năng và quan chức nhà nước trở thành chứng cứ nóng hổi mang tính thời sự nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người tại sự kiện Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Khi người trong nước bị tạm dừng xuất cảnh (mà thực chất là cấm) hoặc ngay cả khi chính quyền không chịu trả lời về tình trạng xuất cảnh thì những người bên ngoài sẽ mang ngay những thông tin này tới hội nghị để cho những ai quan tâm tới tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam tự đánh giá.

Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế là sự kiện hàng năm do Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (International Freedom of Religion or Belief Alliance, IRFBA) tổ chức. Liên minh hoạt động cho tự do tôn giáo toàn cầu này quy tụ sự tham gia của 37 quốc gia thành viên và 5 quốc gia thân hữu và quan sát viên. Hội nghị năm nay được tổ chức trong hai ngày 10 và 11 tháng 10 sắp tới tại thành phố Berlin của Cộng Hoà Liên Bang Đức. BPSOS và Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng tham gia với tư cách thành viên ban tổ chức hội nghị. Tận dụng lợi thế này, BPSOS luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ các cộng đồng tôn giáo độc lập mang tiếng nói của mình tới hội nghị và tổ chức các sự kiện bên lề hội nghị để kéo sự quan tâm của quốc tế chú ý hơn tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…

Pin It on Pinterest