Bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards chụp hình chung với các nạn nhân tra tấn và các báo cáo viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau
Như tin đã đưa trước đây, trong ba ngày 6, 7 và 8 tháng 5 năm 2025 vừa qua tại Nepal, báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc – bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards và tổ chức Organisation Mondiale Contre la Torture – OMCT (Liên Minh Chống Tra Tấn) đã tổ chức thành công các phiên điều trần về tình trạng tra tấn với một số nạn nhân đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới.
Dưới sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng trước của BPSOS, ông Dang Tee, một công dân Mỹ gốc Việt và chuyên gia luật Percy Nguyen công tác tại văn phòng của BPSOS tại Thái Lan đã tham dự các phiên điều trần này và các cuộc tiếp xúc vận động hành lang. Phần trình bày của hai người đã thu hút sự chú ý đặc biệt đối với bà báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Các nội dung được hai người trình bày gồm: tình trạng tra tấn có tính hệ thống của chính quyền Việt Nam, tình trạng chính quyền Việt Nam bưng bít thông tin về tra tấn trong đó có việc khủng bố nạn nhân và những nhà hoạt động xã hội chuyên theo dõi về tình trạng tra tấn ở Việt Nam.
Nói riêng về những báo cáo có căn cứ rất rõ ràng về tình trạng chính quyền Việt Nam và Thái Lan có thể đã thoả hiệp với nhau để giam cầm vô nhân đạo những người tị nạn Việt Nam trong các trại giam di trú do Thái Lan kiểm soát (IDC), bà báo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và tổ chức OMCT cho biết rằng họ không cảm thấy bất ngờ do trước đây đã có một số nguồn thông tin cho biết về tình trạng này. Bây giờ, với nguồn thông tin từ BPSOS, họ sẽ phải có hành động phù hợp. Trước mắt, bà báo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc và tổ chức OMCT đã đề nghị được tiếp tục làm việc với văn phòng của BPSOS tại Thái Lan để cùng nhau thiết lập một cuộc điều tra kỹ lưỡng về tình trạng tra tấn hoặc bạo hành trong các trại giam di trú của Thái Lan. Làm rõ tình trạng những người H’mông, người Thượng đã bị tra tấn hoặc bạo hành bởi những đối tượng người Việt bí ẩn trong các phòng giam giữ này.Từ những kết quả này bà báo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc sẽ làm việc trực tiếp với chính quyền Thái Lan và Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Người Tị Nạn (UNHCR) tại Thái Lan. Tiếp đó, bà sẽ làm một bản báo cáo chi tiết để trình lên các cơ quan chức năng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2026. Với riêng BPSOS, các báo cáo về tra tấn và các kết quả điều tra sẽ còn được cung cấp cho Ủy Ban Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị để phục vụ cho phiên rà soát chính quyền Việt Nam sắp diễn ra nay mai.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Chuẩn bị cho phiên rà soát Nhà nước Việt Nam về Công ước chống tra tấn
Vừa qua tại Nepal vào đầu tháng 5, một nạn nhân người Việt bị tra tấn đã có cơ hội gặp và kể lại câu chuyện của mình với Báo cáo viên Đặc biệt về tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Báo cáo viên đặc biệt LHQ tiếp nạn nhân bị chính quyền Việt Nam tra tấn
Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2025, tại Nepal, báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc – bà Tiến Sĩ Alice Jill Edwards đã có buổi làm việc với một nạn nhân từng bị chính quyền Việt Nam tra tấn. Mục đích của buổi làm việc này của bà Alice Jill Edwards là để thu thập dữ liệu về thực trạng cán bộ công chức của chính quyền Việt nam đang sử dụng các biện pháp tra tấn như một phương pháp hỗ trợ trong quản trị xã hội.