Giao diện trang website của OHCHR phần các công ước nhân quyền Việt Nam tham gia.
Trong hai ngày 6 và 7 tháng 3 năm 2025, cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức phiên rà soát nhà nước Việt Nam trong việc thực thi Công Ước Về Quyền Người Khuyết Tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities – CRPD). Phiên rà soát này sẽ được thực hiện tại Geneva, Thụy Sĩ.
Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, một báo cáo do BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin và Công Lý soạn thảo đã được gửi tới cho Uỷ Ban Theo Dõi CRPD để cung cấp thực trạng về tình trạng đối xử vô nhân đạo của chính quyền Việt Nam với những người khuyết tật. Bản báo cáo dài tám trang này tập trung vào ba nhóm người khuyết tật có hoàn cảnh yếm thế nhất trong xã hội.
Nhóm thứ nhất đó là những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Bản báo cáo đưa ra con số ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 100 ngàn người. Đây là nhóm đối tượng bị chính quyền Việt Nam đối xử bằng thái độ chính trị của kẻ thắng với những người thua cuộc sau chiến tranh một cách có hệ thống. Những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà không được tiếp cận bất kỳ chính sách xã hội chung như bao người và lẽ đương nhiên họ cũng không được tiếp cận bất kỳ chính sách riêng nào dành cho người khuyết tật. Vì vậy, phần lớn các gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đều rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực sống chủ yếu bằng nghề bán vé số hoặc thậm chí ăn xin. Chương trình nhân đạo sau chiến tranh của Hoa Kỳ thông qua tổ chức USAID là một chương trình nhằm giúp đỡ cho những người khuyết tật tại Việt Nam bao gồm các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, nó đã không thể tới đầy đủ được tay đúng đối tượng như mong muốn của chính phủ Hoa Kỳ. Các chương trình hoạt động của các tổ chức tôn giáo như Chùa Liên Trì, Nhà Thờ Kỳ Đồng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nhằm giúp đỡ cho các gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà bớt khó khăn trong cuộc sống đều bị chính quyền Việt Nam thẳng tay cướp sạch.
Nhóm thứ hai đó là những nạn nhân sống sót sau những năm tháng bị tra tấn và các hình thức tương tự như tra tấn trong tù. Phần lớn những nạn nhân này là các cựu binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Do vậy, chính quyền Việt Nam đã biến nhà tù trở thành nơi tra tấn nhằm đày đọa thể xác và tinh thần những người thua cuộc này bằng một động cơ chính trị. Báo cáo dẫn theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc một số trường đại học tại Mỹ và Anh Quốc đã chỉ ra rằng sau những năm tháng lao tù, những nạn nhân này vẫn tiếp tục phải gánh chịu những tổn thương trầm trọng về mặt tinh thần không thể khắc phục nổi.
Nhóm đối tượng thứ ba đó là những nạn nhân trong các vụ buôn người quốc tế. Nhóm đối tượng này chủ yếu là phụ nữ và các em gái nghèo đã bị các quan chức Việt Nam cấu kết với các tổ chức tội phạm bán họ ra nước ngoài cho những chủ nô lệ tập trung ở vùng Trung Đông và Bắc Phi. Họ đã bị các chủ nô lệ người nước ngoài bóc lột sức lao động, cưỡng bức tình dục và đánh đập tàn nhẫn dẫn đến thành người khuyết tật thân thể hoặc sang chấn tâm lý rất nặng nề. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam vẫn không có bất kỳ một chương trình nào giúp đỡ họ điều trị thương tật, tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài bản báo cáo nói trên, một phái đoàn người Việt do cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển cũng đang chuẩn bị tới Thụy Sĩ để tiếp xúc với các chuyên gia Liên Hiệp Quốc chuẩn bị tham gia phiên rà soát Việt Nam. Sự có mặt của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển sẽ i vô cùng đặc biệt. Ông tham gia tiếp xúc với các chuyên gia Liên Hiệp Quốc lần này với tư cách là nạn nhân đã từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù và tra tấn tinh thần ông trong nhiều năm mới đây. Đồng thời, ông cũng là nhân chứng chứng kiến cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị chính quyền đối xử vô nhân đạo bởi trước đây ông là một điều phối viên trong chương trình giúp đỡ các thương phế binh này của Nhà Thờ Kỳ Đồng.
Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi phiên rà soát này để xem chính quyền Việt Nam trả lời các chất vấn của chuyên gia Liên Hiệp Quốc ra sao. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xem và cập nhật các thông diễn biến trước phiên rà soát này bao gồm bản báo cáo của chính quyền Việt Nam và các báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự tại trang thông tin sau đây của Văn Phòng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR): https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/TreatyBodyExternal/Countries.aspx
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Những cách hành xử chuẩn mực của cảnh sát Malaysia với phái đoàn Thích Minh Tuệ
Kể từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, ông Lê Anh Tú (thế danh của nhà tu hành Thích Minh Tuệ) và khoảng 40 công dân Việt Nam khác đã có cuộc đi bộ và khất thực dài ngày trên đất nước Malaysia.Trong gần một tháng đó, ông Lê Anh Tú cùng nhóm người Việt kể trên đã đi qua nhiều địa phương khác nhau với quãng đường gần 1000km…
Học viên thích thú với bài giảng nhân quyền của bà Katherine Cash
Khoá học xã hội dân sự 2025 -2026 mới này của BPSOS đã diễn ra được ba tuần. Chỉ với hai bài giảng, bà Katherine Cash đến từ NORFORB (The Nordic Ecumenical Network on Freedom of Religion or Belief) đã chiếm được những tình cảm đặc biệt của các học viên trong lớp…