Hình ảnh tổng hợp một số phiên rà soát tình trạng thực thi các công ước của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.
Sắp tới đây, vào tháng 7 năm 2025, Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành phiên rà soát việc thực thi Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) với nhà nước Việt Nam.
ICCPR là một công ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc và được coi là một văn kiện quan trọng nhất trong hệ thống luật nhân quyền quốc tế. Văn kiện này ra đời năm 1966 và được hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc ký kết và tham gia.
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam tham gia công ước này kể từ năm 1982. Tính đến nay, chính quyền Việt Nam đã chấp nhận ba kỳ rà soát trước Liên Hiệp Quốc vào các năm 1989, 2001 và 2017.
Theo thông tin công khai trên trang web của Liên Hiệp Quốc thì tại chu kỳ rà soát lần thứ nhất, lẽ ra chính quyền Việt Nam phải nộp báo cáo vào ngày 23 tháng 12 năm 1983. Tuy nhiên mãi tới ngày 7 tháng 7 năm 1989 họ mới nộp bản báo cáo này.
Tương tự như vậy, lẽ ra chính quyền Việt Nam phải nộp báo cáo cho chu kỳ rà soát lần thứ nhì vào ngày 31 tháng 7 năm 1991. Tuy nhiên cũng mãi tới ngày 3 tháng 4 năm 2001 họ mới nộp bản báo cáo này.
Việc nộp báo cáo cho chu kỳ rà soát lần thứ ba của chính quyền Việt Nam đã lập kỷ lục với chính họ về sự chậm trễ. Theo quy định, lẽ ra họ phải nộp báo cáo cho Liên Hiệp Quốc chậm nhất vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 nhưng phải tới tận ngày 22 tháng 12 năm 2017 họ mới nộp bản báo cáo này.
Là một phần của cơ chế rà soát, Liên Hiệp Quốc khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự nộp các bản báo cáo của riêng mình đánh giá về tình hình thực thi các công ước của quốc gia được mang ra kiểm định. Trong chu kỳ rà soát lần thứ ba và chuẩn bị cho lần rà soát thứ tư sắp tới đây, BPSOS là một số những tổ chức theo dõi nhân quyền tại Việt Nam đã nộp các bản báo cáo như vậy cho Liên Hiệp Quốc. Không những vậy, BPSOS còn phối hợp để nâng đỡ nhiều tổ chức nhân quyền khác của người Việt cùng thực hiện các bản báo cáo chung để giúp Liên Hiệp Quốc có thêm nhiều cứ liệu phục vụ phiên rà soát.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, chính quyền Việt Nam cũng vừa tham gia phiên rà soát của Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công Ước Về Quyền Người Khuyết Tật tại Việt Nam với nhiều lời hứa hẹn. Vì vậy, trong thời gian này BPSOS cũng đang tiến hành các hoạt động thu thập các chứng cứ để phiên rà soát ICCPR có thêm các chất vấn lại về các vấn đề mà chính quyền Việt Nam vừa hứa.
Quốc tế vẫn tiếp tục lên tiếng để ông Y Quynh Bdap không bị dẫn độ về Việt Nam
Vào cuối tháng Một vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã kêu gọi Thái Lan không trục xuất 48 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Nương vào đó, BPSOS cũng đã liên lạc với TNS John Cornyn để vận động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng cho ông Y Quynh Bdap không bị dẫn độ về Việt Nam. Đây là một trong số các công việc quan trọng của BPSOS trong những tháng sắp tới nhằm vận động cho tự do của ông Y Quynh Bdap.,,
Vận động CPC cho Việt Nam: tăng áp lực lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Ngay đầu năm 2025, BPSOS phát động nhiều nỗ lực song hành để vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và dài lâu…