Hình: Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong một buổi lễ Tri Ân thương phế binh VNCH chuẩn bị đón tết năm 2027 tại nhà thờ Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Trước hết, cần phải nhắc cho chính quyền Việt Nam hiểu rằng thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà là những người khuyết tật.

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người Khuyết Tật 2010 của chính quyền Việt Nam đã minh định: ” Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” Theo định nghĩa này không có và không cần phải đặt ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng khuyết tật. Vì thế, thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà là những người khuyết tật.

Thế nhưng nửa thế kỷ qua, trên ngôi vị của kẻ thắng, chính quyền Việt Nam đã đối xử rất vô nhân đạo với các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà. Lối đối xử này thể hiện tính chính trị khi coi những người thất trận như công dân hạng hai trong một thể chế do họ cai trị. Các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà không được hưởng các chính sách phúc lợi chung của mọi người trong xã hội chứ đừng nói gì đến các chương trình dành riêng cho người khuyết tật. Nhẫn tâm hơn, các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà cũng không được hưởng đầy đủ chương trình nhân đạo hỗ trợ người khuyết tật sau chiến tranh của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam kể từ năm 1989 với số tiền khoảng 155 triệu dollars (*). Vẫn chưa hết, các chương trình hỗ trợ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống của các tổ chức tôn giáo như Chùa Liên Trì, Nhà Thờ Kỳ Đồng Sài Gòn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đều đã bị chính quyền Việt Nam tìm mọi cách phá hoại, bắt tù người thực hiện chương trình và gây sức ép buộc phải ngừng hoạt động.

Hệ thống báo chí tuyên truyền của chính quyền Việt Nam chưa một lần nào nhắc tới khái niệm các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà là người khuyết tật. Ngược lại, hệ thống báo chí này thường có các bài viết mang tính định hướng người dân nhận thức rõ những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà là những người đã từng cầm súng chống lại chính quyền hiện nay nhằm gieo rắc hận thù sau chiến tranh. Với những người có mối quan hệ mật thiết với các thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà, họ luôn luôn bị chính quyền gây khó dễ trong các thủ tục hành chính công. Với các cách này, họ đã đẩy những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà sống ngoài lề xã hội và chịu những mặc cảm tâm lý nặng nề.

Hậu quả của chính sách chính trị vô nhân đạo này là các gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đều rơi vào tình trạng nghèo đói chủ yếu sống bằng nghề bán vé số dạo hoặc ăn xin. Con cái của các gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đều thất học ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội việc làm.

Trong hai ngày 6 và 7 tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên chính quyền Việt Nam đã tham gia rà soát việc họ thực hiện Công Ước Người Khuyết Tật với Liên Hiệp Quốc sau 18 năm ký kết và tròn 10 năm tham gia.

Để đòi lại công bằng và bảo vệ phẩm giá con người cho những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà, BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin và Công Lý đã nộp bản báo cáo cho Liên Hiệp Quốc nêu bật tình trạng đối xử vô nhân đạo và mang tính phân biệt chính trị có hệ thống của chính quyền Việt Nam với nhóm những người khuyết tật đặc biệt này. Không chỉ dừng lại ở đó, sau bước khởi động này, BPSOS và tổ chức Vận Động Cho Đức Tin và Công Lý sẽ tiếp tục đem vấn đề này tới các diễn đàn nhân quyền quốc tế và thúc đẩy hình thức đấu tranh pháp lý để buộc chính quyền Việt Nam phải thay đổi thái độ của họ với những thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà.

(*) Nguồn dữ liệu VOV trích dẫn từ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cung cấp.

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Phải xử trị nghiêm khắc hành vi vu khống ông Thích Minh Tuệ

Phải xử trị nghiêm khắc hành vi vu khống ông Thích Minh Tuệ

Trong những ngày qua, dư luận người Việt yêu mến ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) vô cùng bất bình trước một số tài liệu được phát tán gây hại cho ông và đoàn hành giả đang lưu trú ở quốc gia Sri Lanka. Những tài liệu này mang nội dung vi phạm luật nhân quyền quốc tế và luật Việt Nam về lĩnh vực tôn giáo và hình sự…

Pin It on Pinterest