Cách đe dọa trái pháp luật của Công an và Chinh quyền đối với người dân

Nhiều người Thượng ở Tây Nguyên cho biết họ đang bị công an và chính quyền địa phương đe doạ sau khi Bộ Công An tung tin vô căn cứ rằng có hai tổ chức của người Thượng là tổ chức khủng bố.

Công an đã tới một số nhà người thân của những người đã bị Bộ Công An gán vào danh sách thành viên của hai tổ chức bị vu khống là tổ chức khủng bố để đe doạ rằng phải cung cấp cho họ biết nơi ở của những người kể trên. Nếu không cung cấp và hợp tác với họ thì sẽ bị khởi tố hình sự về tội che giấu tội phạm theo Điều 389 hoặc tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ Luật Hình Sự.

Khoản 2 của Điều 18 và Điều 19 trong Bộ Luật Hình Sự đã quy định rõ rằng những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác. Mặt khác, trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành có tới ba tội danh về khủng bố bao gồm Điều 113, Điều 299 và Điều 300. Tuy nhiên chỉ có Điều 113 mới thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà thôi. Trong khi đó, tại thông tin vu khống của Bộ Công An với hai tổ chức của người Thượng thì họ lại chỉ tung tin mập mờ về khủng bố chứ không nói rõ những tổ chức này thực hiện hành động khủng bố đối tượng nào theo điều luật nào. Như vậy, thông tin này không đủ căn cứ để xác định những người thân của những người bị vụ khống là những người đã phạm tội che giấu hoặc không tố giác tội phạm. Việc chủ đích đưa ra thông tin mang tính mập mờ, và rồi dùng những thông tin đó để hạch sách người dân chỉ có thể hiểu đó là sự lạm dụng quyền lực trái pháp luật của lực lượng công an Việt Nam. Mời mọi người xem hình minh hoạ trong bài viết này để thấy rõ điều đó. Chúng tôi cũng sẽ có thêm một bài viết khác phân tích rõ hơn điều này một lần nữa. Xin theo dõi để đọc.

Mặt khác, những người Thượng bị vu khống đã thành lập hai tổ chức khủng bố đều đã không còn cơ hội được sống chung hoặc gần gũi với người thân ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Họ đã phải chạy sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á để lánh nạn và xin quy chế người tị nạn từ Liên Hiệp Quốc. Do đó, lại càng không có căn cứ để cho rằng những người thân ở Việt Nam của những người bị gán ghép phạm tội khủng bố biết được những người của gia đình mình đang làm gì ở nước ngoài. Không biết, không ở cùng thì không thể nào che giấu tội phạm hay biết rõ hành vi người khác phạm tội được.

Rõ ràng đây tiếp tục là những hành vi cắt xén và bóp méo pháp luật một cách có chủ đích của lực lượng công an Việt Nam nhằm hù doạ người dân. Những hành động này cần phải được báo cáo với các tổ chức nhân quyền để cùng nhau lên án về những việc làm vô pháp của một chính quyền.

Ba Khía
Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Trên trang của Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền (OHCHR) đã cho phát hành một văn bản được biên soạn bởi chính quyền Việt Nam ngày 8 tháng 11 năm 2024 mang ký hiệu 180/VNM.24. Đây là bản giải trình của chính quyền Việt Nam trước tài liệu cáo buộc AL VNM 4/2024 của nhóm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2024….

Pin It on Pinterest