Vài ngày sau khi giới thiệu Luật an ninh mạng, Việt Nam đã ngay lập tức đưa Facebook vào tầm ngắm, tố cáo mạng xã hội khổng lồ phạm luật mới ban hành vì cho phép người sử dụng tung các nội dung chống chính phủ.
Theo Viet Nam News, Bộ thông tin và truyền thông cáo buộc Facebook phá vỡ quy định liên quan đến quảng cáo và không nộp thuế cho nhà nước. Việt Nam dẫn phúc trình của công ty nghiên cứu thị trường ANTS nói rằng, các công ty hoạt động tại Việt Nam đã chi 235 triệu Mỹ kim để quảng cáo trên Facebook năm 2018 mà Facebook không hề nộp thuế. Bộ này cũng chỉ trích Facebook chậm chạp gỡ bỏ các nội dung chống đối và từ chối trao thông tin của chủ các trang mạng cá nhân chống chính phủ.
forbes.com dẫn lời của bà Lucy Purdon, viên chức phụ trách chính sách của Viện Thương mại và Nhân quyền Quốc tế cho rằng, Luật an ninh mạng đặt các công ty kỹ thuật vào vị trí phải giám sát người sử dụng mạng xã hội. Bà Lucy Purdon cho biết đang trông chờ các công ty này lên tiếng chống lại những điều khoản ràng buộc của Luật an ninh mạng, làm xói mòn trách nhiệm tôn trọng nhân quyền.
Theo Marty P. Kamden, trưởng phòng quảng bá thị trường của Công ty NordVPN thì ngoài việc vi phạm quyền riêng tư, Luật an ninh mạng còn tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, làm nản lòng chủ nhân các công ty ngoại quốc đang hoạt động tại Việt Nam, và gián đoạn triển vọng đổi mới của ngành kỹ thuật công nghệ thông tin.
Hiệp hội liên lạc viễn thông kỹ thuật công nghệ thông tin của Việt Nam dự đoán Luật an ninh mạng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đến 1.7% và giảm khoảng 3.1% nguồn vốn đầu tư của ngoại quốc tại Việt Nam.
Chính quyền và Chi Phái 1997 vẫn tiếp tục xâm phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo
Để thu thập các bằng chứng mới nhất về sự vi phạm này, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 vừa qua, một nhóm tám nhà hoạt động nhân quyền của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã có chuyến đi khảo sát tại nhiều địa phương…
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…