Trong hơn hai tháng, BPSOS và các cộng đồng tôn giáo độc lập của người Việt đã tích cực dành nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị tham dự Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng của Liên Minh Quốc Tế Cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (International Religious Freedom or Belief Alliance – IRFBA). Đây là một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Berlin, thủ đô Cộng Hòa Liên Bang Đức trong hai ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2024.
Phái đoàn người Việt chính thức sẽ tới dự hội nghị và tổ chức các hoạt động song song với hội nghị bao gồm người của cộng đồng Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Khmer Krom, Cao Đài Chơn Truyền 192với, đại diện cộng đồng Công Giáo và thân hữu bảo vệ cho các nạn nhân tôn giáo ở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.
Về mặt nội dung, các thành viên của mỗi cộng đồng sẽ xây dựng các chương trình hoạt động khác nhau mang tính chất đặc thù từ tình hình tôn giáo trong cộng đồng của mình. Về mặt tổ chức, các thành viên trong phái đoàn cùng hoạt động chung trong một kế hoạch của công tác hậu cần và kỹ thuật để hỗ trợ nhau khi từng cộng đồng thực hiện nội dung của mình.
Về công tác chiến thuật, phái đoàn được chia thành hai nhóm công tác ở tất cả mỗi cộng đồng.
- Nhóm báo cáo và vận động: đây là nhóm chủ đạo gồm các thành viên tham dự hội nghị và tổ chức các hoạt động song song với hội nghị này sống ở nước ngoài. Điều này sẽ đảm bảo vô hiệu hoá tiểu xảo chính quyền Việt Nam thường dùng biện pháp cấm xuất cảnh với những người hoạt động trong nước.
- Nhóm nhân chứng và báo cáo bổ sung:. đây là nhóm nhỏ của những người trong nước đang chuẩn bị tham dự hội nghị. Sự có mặt của họ tại hội nghị và sinh hoạt song song ngoài hội nghị sẽ là một nhắc nhở cho các khách mời cấp bộ trưởng biết rằng Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàn áp tôn giáo. Trong trường hợp họ không thể tới được do bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh thì điều này cũng không làm trở ngại hoạt động chung của phái đoàn. Thậm chí, nó còn trở thành bản cáo trạng mạnh mẽ nhất cho chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian qua, nhiều người hoạt động vì quyền tự do tôn giáo đã chủ động gửi văn thư yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam trả lời cho công dân biết về tình trạng họ bị cấm xuất cảnh.
Điểm qua một nội dung các cộng đồng tôn giáo độc lập của người Việt mang tới hội nghị và tổ chức các hoạt động song song cùng hội nghị bao gồm:
Linh hoạt trong chiến thuật dựa vào tình hình thời sự sẽ xảy ra, cộng đồng Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ tập trung tổ chức các hoạt động hướng tới sự kiện 100 năm ngày khai đạo hoặc báo cáo tình trạng chính quyền Việt Nam sử dụng Chi Phái 1997 làm công cụ tấn công người Cao Đài Chơn Truyền hoặc truyền thông về các sự kiện nóng vừa xảy ra. Đây có lẽ là chương trình hoạt động của một cộng đồng có tính bất ngờ nhất trong số các cộng đồng tới dự hội nghị.
Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ tập trung làm rõ vai trò công cụ tấn công và tay sai tôn giáo của tổ chức Giáo Phật Giáo Việt Nam thông qua những vụ bê tha và vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của những thành viên trong tổ chức này.
Cộng đồng Phật Giáo Hoà Hảo và Phật Giáo Khmer Krom sẽ tập trung làm rõ sự đàn áp rất khốc liệt của chính quyền Việt Nam đối với các tổ chức tôn giáo nhỏ của người thiểu số. Đặc biệt, dưới sự gợi ý của BPSOS, nội dung hoạt động của cộng đồng Phật Giáo Khmer Krom bắt đầu phải kéo quốc tế quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo liên quan chặt chẽ đến vấn đề sắc dân bản địa – một vấn đề rất đặc biệt về mặt lịch sử chỉ có ở người Khmer Krom vùng Tây Nam Bộ. Vấn đề này sẽ phải được quan tâm tương tự như sự kiện mới đây các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một báo cáo về vấn đề người Thượng bản địa ở Tây Nguyên.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Phát biểu của anh Y Phíc H’dok – Người Thượng Bản Địa tại Tây Nguyên
Ngoài Tiến sĩ Stephen Schneck – chủ tịch của Uỷ hội (USCIRF) còn có phụ tá của ông ta lắng nghe lời phát biểu của các nhà hoạt động tôn giáo tường thuật về những chứng từ của nạn nhân…
Phát biểu của anh Seo Gia Vang – H’Mong
Ngoài Tiến sĩ Stephen Schneck – chủ tịch của Uỷ hội (USCIRF) còn có phụ tá của ông ta lắng nghe lời phát biểu của các nhà hoạt động tôn giáo tường thuật về những chứng từ của nạn nhân.