Hình minh họa: Lá thư của người dân yêu cầu lãnh đạo chính quyền Việt Nam phải lên tiếng về những vấn đề của ông Lê Anh Tú đang gặp phải khi đang thực hiện quyền tự do tôn giáo.
Theo dõi cuộc bộ hành của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) và nhóm người đi cùng ở nước ngoài trong gần nửa năm qua chúng ta dễ dàng nhận ra ba vấn đề sau đây:
Vấn đề thứ nhất: Dường như ông Lê Anh Tú và những người đi cùng không ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ những thủ tục nhập cảnh và các quy định hành chính trong việc quản lý hoạt động của người nước ngoài của các quốc gia họ ghé qua. Điều này đã và đang khiến cho mục tiêu biểu đạt niềm tin tôn giáo và quyền đi lại của nhóm người này không thể thực hiện được như mong muốn.
Vấn đề thứ hai: Từ ngày 16 tháng 4 năm 2025 tới nay, mạng xã hội đang lan truyền một văn bản được cho là của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh và ông Trần Ngọc Thảo (Thích Nhật Từ) gửi cho các cơ quan nước ngoài. Nội dung của văn bản này vô cùng nghiêm trọng và trái pháp luật khi nó cáo buộc ông Lê Anh Tú và những người đi cùng là giả tu và có liên quan tới hoạt động buôn người xuyên quốc gia nhưng không đưa ra được bằng chứng pháp lý.
Vấn đề thứ ba: Một luồng dư luận xã hội cho rằng ông Đoàn Văn Báu – một người vốn từng công tác trong lực lượng công an Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ được chính quyền Việt Nam giao cho nhằm tìm mọi cách tấn công và lái lèo việc thực hành niềm tin tôn giáo của ông Lê Anh Tú và những người đi cùng ở nước ngoài.
Đặc điểm chung của ba sự việc này là chính quyền Việt Nam đang cố tình dửng dưng hoặc tỏ ra họ không can dự và không chịu trách nhiệm gì trong ba vấn đề nói trên.
Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền Việt Nam có vô can và họ không phải chịu nghĩa vụ hoặc trách nhiệm gì trong ba vấn đề nói trên không? Thật may mắn khi câu trả lời có ngay trong bài học của bà Katherine Cash thuộc tổ chức The Nordic Ecumenical Network on Freedom of Religion or Belief (NORFORB), giảng dạy cho học viên khoá huấn luyện hàng năm của BPSOS vừa diễn ra ngày 22 tháng 4 vừa qua.
Câu trả lời dứt khoát đó là không? Giải quyết các xung đột mâu thuẫn đã xảy ra trong xã hội là một chức năng vốn chỉ thuộc về chính quyền. Đây là một chức năng được xã hội uỷ thác cho chính quyền. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp hoặc hoàn cảnh nào, chính quyền cũng phải chủ động tham dự vào các vấn đề hoặc chủ động tìm mọi cách giải quyết những xung đột mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội một cách công bằng và hợp lý.
Trong vấn đề thứ nhất, với nghĩa vụ phải bảo hộ công dân, chính quyền Việt Nam phải nhanh chóng và kịp thời liên lạc với ông Lê Anh Tú và nhóm người đi cùng để hướng dẫn họ phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính của mỗi quốc gia sở tại đối với người nước ngoài. Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam cũng phải nhanh chóng liên lạc và phối hợp với các cơ quan nước ngoài để giải quyết kịp thời các vướng mắc pháp lý mà ông Lê Anh Tú và nhóm người đi cùng đang gặp phải.
Trong vấn đề thứ hai, nghĩa vụ của chính quyền Việt Nam là phải khẩn trương trao đổi thông tin với cơ quan chức năng nước ngoài để phối kiểm xem ai hoặc tổ chức nào đã phát hành văn bản trái pháp luật nói trên. Người nào hoặc tổ chức nào phát hành văn bản trên phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi làm và phát tán tài liệu trên đã mang dấu hiệu của tội vu khống liên quan tới quyền tự do tôn giáo và danh dự nhân phẩm của nhiều người. Dư luận xã hội vẫn đang dồn ép ông Trần Ngọc Thảo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải lên tiếng về văn bản trái pháp luật nói trên. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng ông Trần Ngọc Thảo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có quyền im lặng nhưng chính quyền Việt Nam thì không được phép im lặng trong vấn đề vô cùng nghiêm trọng này.
Trong vấn đề thứ ba, tuy không phải là nghĩa vụ nhưng đây là trách nhiệm mà chính quyền Việt Nam cần phải lên tiếng. Người dân có quyền đặt ra những nghi vấn và chính quyền phải có trách nhiệm công khai minh bạch thông tin để giải toả những nghi vấn này.
Để biết vì sao chính quyền phải có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm chủ động can dự và giải quyết các vấn đề trong xã hội, xin vui lòng đọc các quy ước đã được diễn giải trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc và Hiến Pháp 2013 của chính quyền Việt Nam. Khi một chính quyền đang tìm mọi cách đứng ngoài những việc họ cần phải giải quyết hoặc tỏ ra họ không can dự gì vào những việc đang xảy ra trong xã hội thì điều đó chỉ thể hiện rằng họ đang cố tính tìm những cách khác nhau để vi phạm nhân quyền và quyền công dân của người dân.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Phải xử trị nghiêm khắc hành vi vu khống ông Thích Minh Tuệ
Trong những ngày qua, dư luận người Việt yêu mến ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) vô cùng bất bình trước một số tài liệu được phát tán gây hại cho ông và đoàn hành giả đang lưu trú ở quốc gia Sri Lanka. Những tài liệu này mang nội dung vi phạm luật nhân quyền quốc tế và luật Việt Nam về lĩnh vực tôn giáo và hình sự…
Thực hiện những quyền của người khuyết tật
Luật Người Khuyết Tật 2010, Nghị Định số 28/2012/NĐ-CP và Thông Tư số 01/2019TT-BLĐTBXH là những căn cứ pháp lý để người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và những ai quan tâm tới người khuyết tật có thể sử dụng để yêu cầu chính quyền phải thực hiện các chế độ dành cho người khuyết tật…