Hình: Một slide trong buổi giảng thứ 3 của bà Katherine Cash.
Khoá học xã hội dân sự 2025 – 2026 của BPSOS đã diễn ra buổi học đầu tiên vào ngày 11 tháng 3 năm 2025.
Đó là một buổi học vô cùng đặc biệt và ý nghĩa. Nó đặc biệt bởi đây là buổi đứng lớp của bà Katherine Cash đến từ NORFORB (The Nordic Ecumenical Network on Freedom of Religion or Belief). Buổi học đánh dấu sự tham gia sâu sắc hơn của một tổ chức xã hội dân sự nước ngoài trong việc phối hợp với BPSOS cùng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Và quan trọng hơn, nội dung bài giảng của này bà Katherine Cash đã giúp các học viên cần ý thức là phải suy nghĩ trước khi bắt đầu một hành động.
Bài học rất giản dị. Đó là một trò chơi của trí tuệ. Hiển thị trên màn hình là những slide khác nhau lần lượt được trình chiếu, trong mỗi slide, bà đưa ra một số nhân quyền và quyền công dân nhưng chỉ lặp đi lặp lại với một câu hỏi: Bạn hãy chọn một quyền nào đó quan trọng nhất đối với bạn?
Bài học – trò chơi này đã đưa mọi người về chính thực tại của mỗi người đã sống hôm qua và đang sống hôm nay như thế với một chính quyền luôn luôn tự cho họ quyền hỏi bạn: Hãy chọn cho mình một quyền quan trọng nhất để chúng tôi thực hiện cho bạn! Hãy chọn đi và chỉ được chọn một!!! Hãy chọn đi bởi chúng tôi còn trăm công ngàn việc khác phải làm vv.
Và rất có thể bạn sẽ chọn như một thói quen vô thức khi cho rằng ai đó đã hỏi thì mình nhất định phải có nghĩa vụ trả lời đầy đủ cho đến khi họ hài lòng.
Điều gì đã xảy ra khi mọi người cùng cố gắng chọn cho mình những quyền mà mình cho rằng quan trọng nhất để bỏ qua những quyền còn lại? Trò chơi trí tuệ của bà Katherine Cash đã dẫn mọi người đến một kết quả không hề bất ngờ. Tất cả mọi quyền đều có ít nhất một người chọn. Hoá ra cái mà mình cho là ít quan trọng nhất đối với mình nhưng lại là thứ vô cùng cần thiết với người khác. Mọi người đều bình đẳng trong xã hội. Do vậy, không ai có thể nhân danh mình hay nhân danh cái gì để có thể tước đoạt hay đóng khung những lựa chọn về nhân quyền hay quyền công dân của bất cứ người nào khác.
Một khía cạnh quan trọng là cần phải ý thức rằng có rất nhiều câu hỏi không đáng để mình phải trả lời. Rõ ràng rằng trong rất nhiều trường hợp chính đối phương mới là người phải bị hỏi, phải bị chính bạn chất vấn lại. Tại sao tôi phải trả lời bạn câu hỏi ngớ ngẩn này? Tại sao tôi phải chọn khi đó là những quyền anh phải bảo đảm cho tôi? Tại sao tôi phải tự đặt ra nghĩa vụ làm hài lòng anh khi anh là người phục vụ tôi? Tại sao tôi phải gọt chân mình cho vừa đôi giày anh làm theo ý anh khi anh phải có nghĩa vụ đóng giày cho tôi?
Bạn đã bao giờ dừng lại một giây để nghĩ về TẤT CẢ những điều này trước khi trả lời đối phương hay chưa?
Hai giờ học đi qua thật nhanh. Bà Katherine Cash chào chia tay để mọi người ở lại với chính sự lựa chọn của họ. Không ai có nghĩa vụ phải tự lựa chọn cho mình cái được các thế lực khác cho rằng đó là quan trọng nhất theo tiêu chuẩn của họ hoặc một cạm bẫy tiêu chuẩn mà họ dụ mình sa vào. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lựa chọn thì đó là lối sống của bạn. Chỉ cần bạn biết rằng khi đó chính bạn đã tình nguyện thu hẹp những quyền thuộc về mình theo ý của kẻ khác và khi đó bạn còn vô tình tước đoạt đi những quyền của người khác vốn bình đẳng với bạn.
Chương trình giảng dạy của bà Katherine Cash trong năm 2025 này sẽ được kéo dài cho đến giữa tháng 6, xen kẽ với chương trình giảng dạy khác của BPSOS về xây dựng xã hội dân sự và chương trình giảng dạy về luật Việt Nam của VN-CAT (Liên Minh Chống Tra Tấn).
Bà Katherine Cash cho biết bản thân bà và tổ chức NORFORB sẽ rất vui mừng được giữ liên lạc với mọi người trong khoá giảng hàng năm của BPSOS và qua trang web của NORFORB theo đường link: https://www.forb-learning.org
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Đánh giá về cách xử sự của cảnh sát Indonesia với nhóm ông Minh Tuệ
Sáng ngày 9 tháng 4 năm 2025, ông Thích Minh Tuệ (tên giấy tờ pháp lý của Việt Nam là Lê Anh Tú) và khoảng 40 công dân Việt Nam khác đã rời Indonesia kết thúc tám ngày lưu trú tại đất nước này…
Vấn đề người Thượng và người H’mông khuyết tật tại phiên rà soát Công ước về quyền người khuyết tật
Tại cuộc rà soát diễn ra ngày 6 và 7 tháng 3 ở trụ sở Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở Geneva, vấn đề người Thượng và người H’mông khuyết tật đã được Ủy ban CRPD nhắc tới nhiều lần…