Hỏi:
Tôi là người chứng kiến vụ việc đàn áp, đánh đập người dân của Hội Cờ Đỏ và cán bộ Công an tại giáo xứ của mình. Khi đại diện chính quyền và phía người dân tiến hành lập biên bản sự việc tôi đã ký vào biên bản với tư cách là “người làm chứng”. Chúng tôi có biên bản sự việc với đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan chính quyền xã huyện. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ghi lại được hình ảnh và video cuộc đàn áp cũng như buổi làm biên bản. Sau đó các nạn nhân tiến hành tố cáo những kẻ gây ra cuộc đàn áp là Hội Cờ Đỏ và ông Chủ tịch xã, ông trưởng Công an xã, nhưng thay vì điều tra hành vi phạm pháp của những người này thì chính quyền tỉnh lại truy tố ngược lại tôi và 3 người nạn nhân khác. Họ triệu tập chúng tôi để điều tra và phát lệnh truy nã tôi với tội danh “bắt giữ người trái pháp luật”. Xin hỏi tôi phải làm như thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
Theo điều 2 Luật Tố cáo 2011 thì Tố cáo là việc công dân “dùng” thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Theo đó, hoạt động điều tra trong trường hợp này là hành vi điều tra, xử lý nội bộ hoặc đề nghị các cơ quan khác tiến hành các hoạt động khác theo thẩm quyền khác. Hoạt động điều tra đó không phải là hoạt động điều tra hình sự. Do đó nếu bạn có đầy đủ các căn cứ pháp lý mang dấu hiệu của tội phạm và bạn muốn giải quyết vụ việc bằng thủ tục hình sự thì bạn phải làm đơn tố giác tội phạm gửi các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án) để được thụ lý theo thủ tục tố tụng quy định bằng Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Trong thư bạn có hỏi “Tôi là nhân chứng của vụ án. Nhưng tôi và các nạn nhân bị Nhà nước Việt Nam truy tố ngược lại thì có đúng không?” Chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Các tội phạm khác nhau thì phải chịu những mức phạt hình sự khác nhau và chúng phải chịu phạt riêng rẽ độc lập không có sự đối trừ, phản tố. Do đó có thể xảy ra trường hợp một người là nạn nhân (khách thể), người làm chứng… của một tội phạm này nhưng cũng chính họ lại là chủ thể (bị can) của một tội phạm khác trong cùng một vụ việc. Do vậy trên phương diện lý thuyết, trong vụ việc đã xảy ra bạn vừa có thể là nạn nhân, người làm chứng nhưng vẫn có thể bạn là bị can của một tội phạm khác và bị khởi tố là điều bình thường nếu cơ quan điều tra xác định được bạn có dấu hiệu phạm tội. Trong trường hợp bạn cho rằng việc khởi tố mình là oan sai thì bạn có thể khiếu nại quyết định khởi tố đó theo thủ tục riêng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu bạn cho rằng việc khởi tố đó nhằm trù dập, hãm hại bạn để bịt đầu mối về tội phạm mà bạn đứng trong tư cách nguời làm chứng thì bạn có thể dùng quyền đi lánh nạn tại bất kỳ quốc gia nào bạn thấy an toàn. Khi đó, bạn cần báo ngay tình trạng của mình cho cơ quan chuyên trách về người tị nạn của Liên Hợp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền biết để giúp đỡ bạn. Bạn phải có nghĩa vụ chứng minh tình trạng nguy hiểm của mình với các cơ quan này.
Chuyên gia pháp lý của trang BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Khi Việt Nam không tuân thủ theo các công ước quốc tế đã cam kết?
Trong trường hợp Việt Nam không tuân thủ theo các công ước quốc tế đã cam kết thì sẽ xảy ra hậu quả gì và có cơ quan nào theo dõi hay xử lý việc này không?
Vượt biên ra nước ngoài trái phép khi trở về nước thì có bị xem là phạm pháp không?
Những người đã vượt biên ra nước ngoài trái phép khi trở về lại đất nước mình thì có bị coi là phạm pháp không? Nếu có thì theo điều nào và mức án xử lý như thế nào?