Nhà nước Việt Nam tự dựng căn cứ trái pháp luật để bỏ tù Y Krếc Byă

Sáng ngày 28 tháng Ba năm 2024, Tòa Án Tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử thầy truyền đạo Y Krếc Byă có tên thường gọi là Ama Guôn sống ở buôn K’nia 2, Xã Ea Bar, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk với cáo buộc phạm tội Tội phá hoại chính sách đoàn kết nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo Điều 116 Bộ Luật Hình Sự.

Công bố là phiên xét xử công khai nhưng lực lượng Công An Tỉnh Đắk Lắk đã chặn mọi ngả đường không cho bất cứ một ai qua lại khu vực tòa án.

Đây là một phiên tòa hoàn thiện quy trình các cơ quan của chính quyền Việt Nam tự dựng các căn cứ trái pháp luật nhằm gán tội cho một người dân lương thiện để sau đó đẩy họ vào tù giam cầm tới 13 năm và 5 năm quản chế. Chúng ta hãy xem cách chính quyền Việt Nam dựng căn cứ trái pháp luật trong vụ án này như thế nào:

Cáo trạng của Viện Kiểm Sát Tỉnh Đắk Lắk xác định thầy truyền đạo Y Krếc Byă là có tội dựa trên chứng cứ gồm ba video ghi lại cảnh ông Y Krếc Byă nói chuyện với ông A Ga là một người Việt hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ.

Trong các video này cơ quan điều tra cũng đã phải thừa nhận rằng “chủ yếu là lời nói của A Ga”. Do vậy, có thể hiểu rằng việc các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội thầy truyền đạo Y Krếc Byă là dựa trên hành vi phát ngôn của ông A Ga. Điều này không thể chấp nhận được bởi không ai có thể chịu tội hình sự thay người khác được. Do đó, nếu giả sử ông A Ga đã phạm tội thực sự thì chính quyền Việt Nam cũng không thể bắt thầy truyền đạo Y Krếc Byă phải chịu tội thay.

Thêm nữa, trong ba video không có bất cứ lời nói hay hành động nào của thầy truyền đạo Y Krếc Byă thể hiện sự chống đối chính quyền. Do vậy, khi Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Tỉnh Đắk Lắk tự suy diễn cho rằng “Một số nội dung thể hiện mục đích chống chính quyền nhân dân của tổ chức Hội thánh” thì các video này không còn là chứng cứ về mặt khách quan trong hoạt động chứng minh tội phạm được nữa. Những video này chỉ còn là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng dùng để xây dựng lập luận chủ quan của mình khi chứng minh tội phạm mà thôi. Điều này dẫn đến hậu quả pháp lý đó là dù trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự không quy định phải tiến hành trưng cầu giám định nhưng trên nguyên tắc căn bản, những video này cần phải được giám định chuyên môn. Việc không thực hiện điều này nó cho thấy rằng cơ quan điều tra đã bất chấp mọi nguyên tắc dù chỉ là hình thức.

Về mặt chủ quan, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu nghĩa vụ chứng minh được rằng thầy truyền đạo Y Krếc Byă tham gia “Hội thánh” là nhắm mục đích chống chính quyền. Bởi lẽ thầy truyền đạo Y Krếc Byă có quyền tham gia hay thành lập bất cứ hội thánh nào theo quyền tự do lập hội mà Hiến Pháp đang chịu nghĩa vụ bảo hộ cho mọi người. Hội thánh chỉ là một tổ chức hội hoạt động về tôn giáo. Hội thánh không phải là căn cứ về mặt chủ quan để xác định hành vi tội phạm.

Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Kết luận cấu thành một tội phạm chỉ được phép đưa ra sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Chủ thể, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã bất chấp pháp luật để dựng lên những căn cứ suy diễn tới hai yếu tố cấu thành tội phạm để đẩy thầy truyền đạo Y Krếc Byă vào tù với bản án 13 năm giam cầm và 5 năm quản chế.

Ba Khía
Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Việt Nam tự trói chân mình khi giải trình với Liên Hiệp Quốc

Trên trang của Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền (OHCHR) đã cho phát hành một văn bản được biên soạn bởi chính quyền Việt Nam ngày 8 tháng 11 năm 2024 mang ký hiệu 180/VNM.24. Đây là bản giải trình của chính quyền Việt Nam trước tài liệu cáo buộc AL VNM 4/2024 của nhóm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2024….

Pin It on Pinterest