QUY CHẾ CỦA VĂN PHÒNG THỦ TƯỚNG
Bề việc Gạn Lọc Người Nước Ngoài Nhập Cảnh vào Vương Quốc và không thể trở về Quốc Gia Nguyên Quán, năm 2562 Phật lịch;
Hiện có những Người Nước Ngoài nhập cảnh và cư trú tại Thái Lan, cho dù là hợp pháp hay bất hợp pháp theo Luật Di Trú, gây ra nhiều vấn đề trong việc quản lý Người Nước Ngoài của chính phủ Thái Lan, đặc biệt là đối với những người đến Thái Lan và không thể trở về quốc gia nguyên quán của họ vì họ có lý do khả tín cho rằng họ sẽ phải đối mặt với sự tác hại do bị đàn áp khi rời khỏi Vương Quốc. Vấn nạn này ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia và các quan hệ quốc tế. Nó cũng gây ra các vấn đề liên quan đến tình trạng pháp lý của Người Nước Ngoài ở Thái Lan và các vấn đề liên quan đến việc trục xuất những Người Nước Ngoài đó về quốc gia gốc hoặc tạo điều kiện cho họ đến nước thứ ba. Những vấn đề này có xu hướng ngày càng lan rộng và trầm trọng thêm. Chính phủ đã nhất quán tìm cách giải quyết các vấn đề này nhưng chưa bao giờ đạt được hiệu quả mong muốn vì thiếu cơ chế gạn Lọc những Người Nước Ngoài này. Do đó, cần thiết lập một cơ chế gạn lọc cho những Người Nước Ngoài này sao cho phù hợp với hiện tình xã hội Thái Lan và hoàn cảnh quốc tế nhằm đưa tới một giải pháp bền vững cho vấn đề quản lý Người Nước Ngoài tại Thái Lan.
Chiếu theo mục 11(8) của Đạo Luật Tổ Chức Chính Phủ Quốc Gia, năm 2534 Phật lịch, Thủ Tướng Chính Phủ, với sự chấp thuận của Nội Các, đã ban hành các quy định này.
Khoản 1 Quy định này sẽ có danh xưng là “Quy Định Của Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ về việc Gạn Lọc Người Nước Ngoài khi Vào Vương Quốc Và Không Thể Trở Về Quốc Gia Xuất Xứ năm 2562 Phật lịch.
Khoản 2 Quy định này sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày công bố trên Công Báo.
Khoản 3 Trong Quy Định này:
“Người Nước Ngoài” có nghĩa là một người không có quốc tịch Thái Lan và không có một nơi cư trú thường trực trong Vương Quốc.
“Người Được Bảo Vệ” là Người Nước Ngoài nhập cư vào hoặc cư trú tại Vương Quốc và không thể hoặc không muốn trở về đất nước nguyên quán của họ vì họ có lý do khả tín là sẽ phải đối mặt với sự ám hại qua sự đàn áp theo sự thẩm định của Ủy Ban và được cấp tư cách Người được Bảo Vệ chiếu theo Quy định này.
“Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế” là Người Nước Ngoài được xét là hội đủ điều kiện để nộp đơn xin trở thành Người Được Bảo Vệ theo Quy định này.
“Ủy Ban” là Ủy Ban Gạn Lọc Những Người Được Bảo Vệ.
“Giới Chức Có Thẩm Quyền” là một viên chức chiếu theo Luật Di Trú.
Khoản 4 Thủ Tướng Chính Phủ co trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Uỷ Ban Gạn Lọc Những Người Được Bảo Vệ
Khoản 5 Sẽ thành lập một Ủy Ban Được Gọi Là Ủy Ban Gạn Lọc Những Người Được Bảo Vệ, bao gồm:
(1) Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan hoặc Phó Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan làm Chủ tịch;
(2) Phó Bí Thư Thường Trực Bộ Nội Vụ được bổ nhiệm bởi Bí Thư Thường Trực Của Bộ Nội Vụ làm Phó Chủ tịch;
(3) Các người được chỉ định của Bộ Ngoại Giao, các người được chỉ định của Bộ Phát Triển Xã Hội Và An Sinh, các người được chỉ định của Bộ Nội Vụ, các người được chỉ định của Bộ Tư Pháp, các người được chỉ định của Bộ Lao Động, các người được chỉ định của Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia, các người được chỉ định của Văn Phòng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, các người được chỉ định của Bộ Tư Pháp và Giám Đốc Cục Cảnh Sát Đặc Biệt là thành viên của Ủy Ban;
(4) Các chuyên gia, không quá 4 người, do Tổng Uỷ Viên của Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan dựa trên khả năng chuyên môn và kinh nghiệm về nhân quyền hoặc các lĩnh vực phù hợp với trách nhiệm và thẩm quyền của Uỷ Ban, mà không được là một viên chức chính quyền, cơ quan chính phủ, cơ sở quốc doanh, hoặc tổ chức hành chánh địa phương, ngoại trừ giáo sư của các đại học công lập, là thành viên của Uỷ Ban.
Giám Đốc Cục Di Trú phải là thành viên và là Thư Ký của Ủy Ban, và Ủy Ban sẽ bổ nhiệm các viên chức thuộc Bộ Nội Vụ, thuộc Văn Phòng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, thuộc Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan, hoặc thuộc các lĩnh vực công quyền khác, không quá hai người, làm Phó Thư Ký của Uỷ Ban.
Khoản 6 Các thành viên chuyên gia của Ủy Ban sẽ có các tài năng chuyên môn sau đây và không có sự bất cập nêu sau đây:
(1) Quốc tich Thái Lan;
(2) Không bị phá sản;
(3) Không phải là một người thiểu năng hay một người gần như khiếm dụng;
(4) Chưa bị kết án tù chung thẩm, ngoại trừ các bản án liên quan đến sự sơ suất hoặc khinh tội.
Khoản 7 Các thành viên chuyên gia của Ủy Ban sẽ phục vụ với nhiệm kỳ ba năm kể từ ngày bổ nhiệm và có thể được bổ nhiệm lại, nhưng sẽ không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trong trường hợp một thành viên chuyên gia ngưng hay rút lui khỏi chức vụ của mình trước thời hạn hoặc trong trường hợp có thêm một thành viên chuyên gia được bổ nhiệm, trong khi các thành viên chuyên gia đã được bổ nhiệm khác vẫn còn trong nhiệm kỳ của họ, thì thành viên mới được bổ nhiệm sẽ thay thế vị trí bỏ trống hoặc trở thành một thành viên chuyên gia bổ sung để phục vụ phần còn lại của nhiệm kỳ tương tự như các thành viên chuyên gia được bổ nhiệm trước đó.
Trong trường hợp một thành viên chuyên gia bị bãi nhiệm trước thời hạn, Uỷ Ban tiếp tục hoạt động với số thành viên còn lại cho tới khi một thành viên mới được bổ nhiệm.
Khi nhiệm kỳ như được nêu lên tại đoạn 1 của khoản này đã hoàn tất, nếu thành viên tiếp nối chưa được bổ nhiệm, thì thành viên với nhiệm kỳ đã mãn phải tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi một thành viên mới được bổ nhiệm thay thế.
Khoản 8 Ngoài việc hoàn tất nhiệm kỳ, chuyên gia chấm dứt tư cách thành viên khi:
(1) Chết;
(2) Từ chức;
(3) Không đủ tiêu chuẩn hoặc không tương xứng theo quy định tại Khoản 6;
(4) Ủy ban xác định, với số phiếu không dưới hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban, sa thải ra khỏi vị trí.
Khoản 9 Ủy ban sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Đặt quy tắc và gạn lọc Người Nước Ngoài để xác định tình trạng người này có xứng đáng được xem là Người Được Bảo Vệ theo Quy định này và chuyển tiếp hồ sơ để được giải quyết theo luật pháp liên quan, gồm cả quyết định về đơn kháng cáo để được xét là Người Được Bảo Vệ.
(2) Hỗ trợ sự hợp tác và phối hợp với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các khu vực tư nhân về việc quản lý Người Được Bảo Vệ theo các nghĩa vụ và chính sách quốc tế phù hợp với các nghị quyết của Nội Các;
(3) Báo cáo tình hình, các vấn đề và các trở ngại liên quan đến các hoạt động theo Quy Định này, bao gồm khuyến nghị về hướng dẫn nhằm cải tiến, giải pháp và phòng ngừa các vấn đề lên Thủ tướng Chính phủ;
(4) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định trong Quy Chế này, hoặc được giao phó bởi Nội Các hoặc Thủ tướng.
Khoản 10 Khi thi hành các nhiệm vụ của Ủy Ban, Thư Ký sẽ đưa ra cho Chủ Tịch một đề xuất liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy Ban. Chủ Tịch sẽ mở một cuộc họp tuỳ theo đòi hỏi của tình hình khẩn cấp và các quy tắc do Ủy Ban đề ra.
Túc số cần thiết của cuộc họp là tối thiểu một nửa số thành viên của Ủy Ban có mặt trong cuộc họp.
Trong cuộc họp của Ủy Ban, nếu Chủ Tịch vắng mặt hoặc không thể thi hành nhiệm vụ, Phó Chủ tịch sẽ chủ trì cuộc họp. Nếu Phó Chủ tịch vắng mặt hoặc không thể thi hành nhiệm vụ, các thành viên Ủy Ban có mặt trong cuộc họp sẽ chỉ định một thành viên làm Chủ Tịch tạm thời.
Quyết định của cuộc họp sẽ được quyết định dựa trên số phiếu đa số. Mỗi thành viên có một phiếu bầu.
Trong trường hợp số phiếu bất phân định, chủ tọa cuộc họp sẽ bỏ phiếu quyết định.
Khoản 11 Uỷ Ban sẽ chỉ định (các) Tiểu Ban phù hợp với các sứ mệnh được giao phó.
Cuộc họp của các Tiểu Ban sẽ áp dụng Khoản 10 nêu trên với những uyển chuyển không ảnh hưởng đến các nguyên tắc căn bản của khoản này.
Khoản 12 Khi thi hành các nhiệm vụ như được ấn định trong Quy Định này, Ủy Ban và (các) Tiểu Ban có thể yêu cầu các khu vực công, các doanh nghiệp tư, các cơ quan chính phủ khác và các viên chức nhà nước giải thích về bất kỳ thông tin hoặc tài liệu liên quan nào để hỗ trợ cho việc xác định, hoặc có thể mời bất kỳ ai để cung cấp các dữ kiện, ý kiến, khuyến cáo học thuật hoặc gửi các tài liệu hoặc chứng cứ hỗ trợ cho việc xác định khi cần thiết.
Khoản 13 Tiền phí tham dự cuộc họp hoặc các chi phí khác liên quan đến việc thi hành công tác của Ủy Ban và Tiểu Ban sẽ tuân theo Nghị Định Hoàng Gia về Phí tham dự của Ủy Ban hoặc các quy định chính thức, tùy theo từng trường hợp. Liên quan đến khoản này, tiền phí sẽ được giải ngân từ ngân sách của Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan.
Khoản 14 Cục Di Trú thuộc Cảnh Sát Hoàng Gia Thái Lan sẽ là Ban Thư Ký của Ủy ban và có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chánh và học thuật cho Uỷ Ban và (các) Tiểu Ban;
(2) Phối hợp với các chính quyền các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các khu vực tư và các cơ quan liên hệ khác để hỗ trợ việc áp dụng Quy Định này;
(3) Thu thập, nghiên cứu, sưu khảo và phân tích thông tin liên quan đến các phương cách để cải thiện, các vấn đề và trở ngại của việc thi hành Quy Định này, cũng như đưa ra một khuyến nghị trước Ủy Ban về giải quyết và ngăn ngừa các vấn nạn có thể xẩy ra;
(4) Thực thi các nhiệm vụ khác theo sự chỉ định của Ủy Ban và (các) Tiểu Ban.
Mục 2
GẠN LỌC NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ
Khoản 15 Khi thi hành Luật Di Trú hoặc Quy Định này, nếu viên chức có thẩm quyền hoặc viên chức chính phủ nhận thấy Người Nước Ngoài đưa ra các căn cứ hợp lý để xứng đáng được trở thành Người Được Bảo Vệ, việc trục xuất Người Nước Ngoài sẽ phải được trì hoãn, ngoại trừ trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa.
Khoản 16 Người Nước Ngoài khi khẳng định là có căn cứ hợp lý để trở thành Người Được Bảo Vệ thì phải nộp đơn yêu cầu đến viên chức có thẩm quyền. Đơn phải làm theo dạng do Ủy Ban ấn định.
Khoản 17 Viên chức có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác định đơn yêu cầu được xét là Người Được Bảo Vệ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Trong trường hợp Người Nước Ngoài bị xác định là không đủ điều kiện để nộp đơn yêu cầu cứu xét là Người Được Bảo Vệ theo Quy Định này, đơn yêu cầu sẽ được tuyên bố là không được chấp nhận và Người Nước Ngoài sẽ được thông báo kết quả này. Người này có thể kháng cáo quyết định đó với Uỷ Ban trong vòng 15 ngày kể từ ngày được thông báo kết quả. Khi hết hạn nộp đơn mà đơn kháng cáo không được đệ nạp, thì các luật lệ về di trú và các luật hiện hành khác sẽ được áp dụng đối với đương đơn.
Quyết định của Uỷ Ban hay Tiểu Ban về Kháng Cáo là chung qyết. Nếu quyết định là đương đơn đủ điều kiện để trở thành Người Được Bảo Vệ thì viên chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xét đơn theo Khoản 18.
Khoản 18 Trong trường hợp Tiểu Ban về Kháng Cáo xác định rằng Người Nước Ngoài đủ điều kiện để gửi đơn yêu cầu được xét là Người Được Bảo Vệ, người này sẽ được thông báo để nôp đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ cho Ủy Ban. Đơn phải làm theo dạng do Ủy Ban ấn định.
Trong trường hợp người được nhắc đến ở trên không gửi đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ đến Ủy Ban trong vòng 60 ngày sau khi đương sự được thông báo, Người Nước Ngoài xem như bỏ cuộc, và viên chức có thẩm quyền sẽ phải có hành động pháp lý đối với người này theo luật di trú và các luật khác có liên quan.
Khoản 19 Khi Người Nước Ngoài gửi đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ theo quy định này của Ủy Ban, viên chức có thẩm quyền sẽ cấp một giấy xác định tình trạng của người này (đương đơn) là Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế, thu thập hình ảnh và in dấu vân tay [của người nước ngoài đó ] và thu thập thông tin khác được xem là liên quan và phù hợp để xác định đương đơn là Người Được Bảo Vệ. Dữ liệu sẽ phải được ghi lại và lưu hồ sở của đương đơn theo các quy tắc, thủ tục và mẫu đơn theo sự hướng dẫn của Ủy Ban.
Với việc thi hành Luật Di Trú, viên chức có thẩm quyền có thể cho phép Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế được cư trú bất cứ nơi nào được coi là thích đáng. Trong khi chờ xác định đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ, đương đơn phải đảm bảo rằng mình sẽ đến trình diện viên chức thẩm quyền để được hướng dẫn về ngày, giờ và địa điểm tiếp xúc.
Khoản 20 Ủy Ban sẽ xét Đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ theo các quy tắc, thủ tục và điều kiện do Uỷ Ban đưa ra với sự chấp thuận của Nội Các, cứu xét các nguyên tắc về đoàn tụ gia đình, quyền được nhận sự hỗ trợ trong việc thảo đơn yêu cầu , các nghĩa vụ quốc tế, và các chính sách phù hợp với các nghị quyết của Nội Các.
Về việc xác định được đề cập nơi đoạn 1 nêu trên, Ủy Ban có thể đạt một trong các kết luận sau:
(1) Không cấp quy chế Người Được Bảo Vệ, và thông báo kết quả xác định này cho Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế; và chuyển [hồ sơ của người này hoặc chính người này] cho viên chức có thẩm quyền để thi hành các biện pháp pháp lý đối với Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế theo Luật Di trú và các luật khác có liên quan;
(2) Cấp quy chế Người Được Bảo Vệ cho Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế; ngoài ra, Ủy Ban có thể áp đặt các điều kiện bổ sung và viên chức có thẩm quyền sẽ phải cấp giấy xác định tình trạng Người Được Bảo Vệ cho Người đang chờ Tình Trạng Gạn Lọc theo hướng dẫn của Ủy Ban.
Quyết định của Ủy Ban theo đoạn 2 như trên là quyết định chung thẩm.
Khoản 21 Nếu một Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế hoặc Người Được Bảo Vệ vi phạm các điều kiện do Uỷ Ban quy định, hoặc không tuân thủ Quy Định này hoặc không hợp tác với Ủy Ban, (các) Tiểu Ban hoặc viên chức có thẩm quyền thi hành Quy Định này, Ủy Ban có thể đưa ra một nghị quyết thu hồi tình trạng Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế hoặc Người Được Bảo Vệ và chuyển [hồ sơ của người này hay chính người này] cho viên chức có thẩm quyền để có hành động pháp lý đối với Người Nước Ngoài theo Luật Di trú hoặc các luật khác có liên quan.
Nghị quyết của Uỷ Ban trong đoạn 1 nói trên là chung thẩm.
Khoản 22 Khi cứu xét việc Gạn Lọc đơn yêu cầu của đương đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ theo Quy định này, Ủy Ban có thể chỉ định một hay nhiều Tiểu Ban gồm không dưới 3 thành viên có kiến thức và chuyên môn liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy Ban. Các thành viên phải hội đủ tiêu chuẩn và không có những điều bất cập như được ấn định tại Khoản 6. Các thành viên phải điều tra, xác minh sự kiện, tiến hành việc thẩm định và đưa ra khuyến nghị, về sự đầy đủ và độ tin cậy của Đơn yêu cầu, và xét xem Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế này có nên được cấp quy chế Người Được Bảo Vệ để trình cho Ủy Ban sử dụng khi cứu xét đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ.
Khoản 23 Khi xử lý việc gạn lọc những Người Được Bảo Vệ, Ủy Ban, Cục Di Trú và viên chức có thẩm quyền có thể hợp tác với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc các khu vực tư có liên quan để hỗ trợ cho hoạt động.
Khoản 24 Trong trường hợp Ủy Ban đưa ra quyết định rằng Người Nước Ngoài không hội đủ điều kiện để nộp đơn yêu cầu là Người Được Bảo Vệ, hoặc Ủy Ban đã quyết định không cấp quy chế Người Được Bảo Vệ cho Người Nước Ngoài, hoặc Ủy Ban đưa ra quyết định thu hồi tình trạng Người Đang Chờ Quyết Định Gạn Lọc về Quy Chế hoặc thu hồi tình trạng Người Được Bảo Vệ, Người Nước Ngoài có thể nộp lại đơn xin cứu xét quy chế Người Được Bảo Vệ nếu có thông tin hoặc sự kiện như được nêu ra trong Bảng Quy Tắc do Ủy Ban thiết lập.
MỤC 3
CỤC QUẢN LÝ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ
Khoản 25 Khi Người Nước Ngoài được cấp quy chế Người Được Bảo Vệ, các cơ quan liên quan
sẽ phải thực hiện các hành động sau đây cho Người Được Bảo Vệ:
(1) Không trục xuất Người Được Bảo Vệ, trừ khi Người Được Bảo Vệ tự nguyện muốn rời khỏi Vương Quốc hoặc khi an ninh quốc gia bị đe dọa;
(2) Giúp đỡ việc tự nguyện hồi hương về nước xuất xứ khi tình trạng đã làm cho họ không thể hồi hương đã không còn tồn tại, hoặc xem xét việc hỗ trợ cho Người Được Bảo Vệ để người đó có thể đến một quốc gia khác;
(3) Cho phép Người Được Bảo Vệ ở lại Vương Quốc trong những tình huống đặc biệt, hoặc cho phép ở lại Vương quốc tạm thời và xử lý theo quy định của Luật Di trú. Kết quả của việc gạn lọc chiếu theo Quy định này sẽ được xem xét;
(4) Phối hợp một cách thích đáng để cho phép con em của Người Được Bảo Vệ được đi học, và được chăm sóc sức khỏe phù hợp với pháp luật, nghĩa vụ quốc tế, nghị quyết của Nội Các và các chính sách liên quan của chính phủ.
Khoản 26 Bộ Ngoại Giao sẽ phối hợp với các chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế để biên soạn thông tin liên quan đến việc quản lý Người Được Bảo Vệ theo quy định của Ủy Ban, và thông báo cho Ủy Ban xem xét việc quản lý Người Được Bảo Vệ.
Khoản 27 Nếu Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia hoặc Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan xét thấy tình trạng không thể trở lại nước xuất xứ đã không còn tồn tại, hoặc cho là thích đáng để gửi một Người Nước Ngoài nào đó hoặc một nhóm [Người Nước Ngoài] đến một nước thứ ba, họ sẽ phối hợp với Cục Di Trú để đề nghị đến Ủy Ban việc xem xét hồi hương về nước xuất xứ, hoặc gửi họ đến nước thứ ba, hoặc thực hiện một số biện pháp nào đó cho Người Được Bảo Vệ hoặc nhóm Người Được Bảo Vệ mà Uỷ Ban cho là thích đáng, tuân theo nghĩa vụ quốc tế và chính sách được ấn định bởi các nghị quyết liên quan của Nội Các.
Khoản 28 Quá trình một Người Được Bảo Vệ rời khỏi Vương Quốc sẽ được thực hiện theo Luật Di Trú.
Khi viên chức có thẩm quyền đã gửi một Người Được Bảo Vệ ra khỏi Vương Quốc theo quy định tại đoạn 1, thì quy chế Người Được Bảo Vệ của Người Nước Ngoài chấm dứt.
PHẦN 4
DUYỆT LẠI VÀ THẨM ĐỊNH
Khoản 29 Ủy Ban sẽ phải duyệt lại và tái thẩm định việc thực thi Quy Định này bao gồm các vấn đề, các trở ngại, và hướng dẫn để cải thiện, và báo cáo lên Thủ Tướng Chính Phủ để xem xét hàng năm.
PHẦN 5
ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP
Khoản 30 Khi xét định quy chế Người Được Bảo Vệ đối với Người Nước Ngoài đã đến Vương Quốc và không thể trở về nước xuất xứ trước khi Quy Định này có hiệu lực, phải được xử lý theo Quy Định này, và xem xét đến sự xác định trước đây của Văn Phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.
Quy Định này được công bố vào ngày 24 tháng 12, năm 2562 Phật lịch
Đại Tướng Prayut Chan-o-Cha
Thủ Tương Chính Phủ
Ghi chú: Bản dịch không chính thức của BPSOS. Nếu có điểm không rõ, xin tham khảo bản gốc tiếng Thái.
Tải file TẠI ĐÂY
Tải bản tiếng Thái TẠI ĐÂY
Tải bản tiếng Anh TẠI ĐÂY
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…
Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không
Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…