Làm gì khi người thân bị bắt, giữ

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được đề nghị của một số công dân xin tư vấn về những việc họ có thể làm khi thân nhân của họ bị bắt, giam giữ bởi các nhà chức trách Việt Nam. Các công dân nói trên đều mong muốn các cơ chế của Liên Hợp Quốc, các chính phủ phương Tây, các tổ chức liên hiệp kinh tế – chính trị can thiệp buộc nhà nước Việt Nam trả tự do cho người thân của mình.

Đề Án Dân Quyền xin tư vấn quý vị như sau:

Bắt, giam giữ người là một trong những biện pháp để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đang và sẽ xảy ra hoặc để phục vụ công tác điều tra về một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã xảy ra, theo quy đinh của pháp luật. Nhưng đây là một biện pháp dễ gây tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến những quyền căn bản của con người. Vì thế, về lý thuyết nó chỉ là biện pháp cuối cùng nếu như các biện pháp khác không thể thực hiện được hoặc được thực hiện nhưng kém hiệu quả. Tuy nhiên, ở một quốc gia độc tài như Việt Nam thì các cơ quan quyền lực thường có xu hướng lạm dụng biện pháp này như một công cụ trấn áp người bị liên quan tới luật pháp nhất là đối tượng đó có các hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội. Khi đó, chính người dân phải tìm những cách khác nhau để kiểm soát và hạn chế tình trạng này.

Điều 116, Bộ luật hình sự quy định về nghĩa vụ thông báo trong trường hợp giữ, bắt người như sau:

“Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết.

“Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

“Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.”

Ngoài quy định này thì trong một số các văn bản luật khác có liên quan điến việc giữ, bắt người cũng có quy định tương tự. Như vậy, có thể hiểu việc được biết thông tin về người thân của mình sau khi bị bắt giữ là một quyền. Do đó người thân của người bị bắt cần làm đơn yêu cầu cơ quan đã giữ, bắt cho mình biết rõ thông tin về người bị bắt. Nếu người thân của người bị bắt giữ có đầy đủ bằng chứng cho thấy việc giữ, bắt là không cần thiết và có biện pháp ngăn chặn khác hợp lý hơn thì nên làm đơn gửi trực tiếp cơ quan đã tiến hành giữ, bắt người thay đổi hình thức ngăn chặn.

Chúng tôi cũng muốn chia sẻ một điều là quyền được biết thông tin về người thân bị bắt giữ, quyền được đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn không phát sinh nghĩa vụ buộc nhà chức trách phải trả tự do cho người bị bắt, giữ và nó cũng không chứng minh rằng người bị bắt là vô tội, bị bắt oan sai nếu trình tự tố tụng hoặc trình tự hành chính theo luật định với người bị giữ, bắt chưa kết thúc. Tuy nhiên, thực thi quyền này sẽ từng bước buộc nhà chức trách phải tuân thủ luật pháp quốc gia chứ không thể lạm dụng quyền lực.

Ngoài việc thực hiện quyền được biết thông tin về thân nhân của mình đang bị giữ, bắt, mọi người cũng có thể gửi các thông tin, báo cáo tới các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế để họ theo dõi, vận động nhà nước Việt Nam xử sự với công dân một cách chuẩn mực. Tuy nhiên, họ không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia. Tuy nhiên LHQ có thể yêu cầu nhà chức trách Việt Nam tuân thủ các điều cam kết với LHQ mà đã đưa vào luật Việt Nam và kể cả những cam kết chưa có trong luật. Do đó, thân nhân người bị bắt hãy sử dụng họ như một công cụ hỗ trợ thay vì coi họ như một cứu cánh duy nhất. Và muốn sử dụng họ thì trước hết phải chứng minh rằng nhà chức trách Việt Nam đã không tuân thủ các cam kết quốc tế, bằng cách thực thi quyền của mình như trình bày ở trên.

Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Làm gì khi người thân bị bắt, giữ
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest