Bang-xep-hang-tu-do-bao-chi-World-Press-Freedom-Index

Bảng xếp hạng tự do báo chí (World Press Freedom Index) mới nhất xếp Việt Nam đứng thứ 176 trong số 180 nước được xếp hạng (1), tức là gần chót. Hiện nay Việt Nam có hơn 700 tờ báo, tạp chí và báo điện tử sao thứ hạng tự do báo chí lại thấp như vậy. Vậy tự do báo chí để hiểu đúng phải như thế nào?

Tự do báo chí là quyền được tự do viết sách/báo, lập kênh truyền hình, kênh radio riêng để chia sẻ thông tin với cộng đồng, để truyền thông ý niệm trong công chúng… chứ không phải chỉ là “quyền được đọc báo đã qua kiểm duyệt”.

Điều thứ 19 của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, mà Việt Nam đã ký kết với Liên Hiệp Quốc là sẽ tuân theo năm 1982, diễn giải về tự do báo chí như sau: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm, bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.(2)

Nauy đang là quốc gia được xếp hạng nhất về mức độ tự do báo chí. Vậy ở Nauy báo chí có bị kiểm duyệt không?

Trả lời: có tờ bị kiểm duyệt, có tờ không, và chắc chắn không có cách nào ngăn được sự kiểm duyệt nếu kinh phí của tờ báo đó phụ thuộc vào 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào đó. Chính vì không thể ngăn sự kiểm duyệt, vậy nên chỉ có cách trao quyền cho dân ai muốn viết báo thì viết, in sách thì in, lập kênh truyền hình thì lập. Đó mới là “tự do báo chí”. Việc này bảo đảm không một thế lực nào có thể thao túng thông tin hoàn toàn,và hạn chế bóp méo thông tin. Nếu thấy tờ báo A đưa tin sai, tờ báo B sẽ đưa tin đúng phản bác lại báo A. Nếu cả 2 tờ báo thông đồng với nhau đều đưa tin sai thì sẽ có tờ báo C, D do người dân nào đó hay do chính bạn lập ra để phản bác những tờ báo đưa tin sai và cung cấp thông tin đúng.

  • Ở các quốc gia dân chủ có “tự do báo chí” nên báo nào là lá cải, báo nào đưa tin nghiêm túc thì người đọc biết rất rõ. Và họ xem báo lá cải chỉ là phương tiện giải trí, còn muốn theo dõi tin tức thì phải đọc các tờ báo nghiêm túc

Trong khi đó ở VN, mấy trăm tờ báo cùng đưa một nội dung, một kiểu tin và cùng lá cải. Bởi vì đã có sự kiểm duyệt và thống nhất cách đưa tin cũng như nội dung, cái gì có thể đưa ra, cái gì cần phải giấu, tất cả đã có quy định mà mọi tờ báo trong nước phải tuân theo (3). Gần đây các bạn thấy những báo mạng như thanhnien, vnexpress có mục “ý kiến bạn đọc”… nhưng khi các bạn comment cho ý kiến, nếu ý kiến của bạn vượt ra khỏi khung kiểm duyệt thì ý kiện bạn ko thể đc đăng lên. Những lúc như vậy bạn rất ức chế, và muốn nói cho mọi người biết ý kiến riêng, suy nghĩ riêng, góc nhìn riêng của bạn. Lúc đó bạn mới cảm nhận đc quyền “tự do báo chí” để bạn và ai có nhu cầu chia sẻ thông tin đáng giá như thế nào

Thomas Jefferson – tổng thống thứ 3 của nước Mỹ từng nói ông thà chọn một xã hội chỉ có tự do báo chí mà không có chính quyền, chứ không chọn xã hội có chính quyền mà không có tự do báo chí (*).

Hiến pháp nước Mỹ có 27 tu chính án, thì tu chính án đầu tiên ra đời năm 1791 là để bảo vệ quyền tự do được lập ra tòa soạn, tự do xuất bản, viết sách báo của công dân mà không cần xin phép chính quyền, không bị kiểm duyệt (**)
Sở dĩ truyền thông của giới đấu tranh ở VN còn yếu là vì giới đấu tranh chưa thể có 1 tờ báo/ kênh truyền hình độc lập nào.

Tất cả những điều trên chỉ ra rằng, muốn có tự do báo chí phải có quyền được làm báo tư nhân, quyền báo chí tư nhân. Hiện này hơn 700 kênh truyền thông/ thông tin được hoạt động công khai, được cấp phép hợp pháp ở Việt Nam đều là của nhà nước, hay liên quan đến nhà nước. Không 1 tờ/kênh nào là của báo chí tư nhân. Khi đang soạn lại luật báo chí, Bộ trưởng bộ Thông tin Nguyễn Bắc Son đã khẳng định “không chấp nhận hoạt động báo chí tư nhân”, “không thương mại hóa báo chí, không để tư nhân núp bóng báo chí”(4).

Luật Báo chí, Điều 14 “Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí” quy định như sau (5):

“1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

  1. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học”.

Các kênh báo tư nhân phải hoạt động chui (qua các hoạt động lập blog, trang web riêng) hay chỉ có thể bày tỏ thông qua mạng xã hội, và đối mặt với nguy cơ cơ thể bị khép tội bất cứ khi nào. Có thể kể ra vài vụ như sau:

  • Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) bị bắt giữ năm 2014 và tuyên án 5 năm tù. Anh là chủ trang web Ba Sàm, tự gọi là Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ là một trang web đăng tin nổi tiếng, có tiếng nói trái ngược với tuyên truyền của báo chí chính thống trong nước, với mục tiêu: khai dân trí, đồng thời tận dụng tối đa các tiện ích của Internet để mang tri thức đến cho mọi người. (6)
  • Sinh viên Phan Kim Khánh bị bắt năm 2017 và tuyên án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế. Anh điều hành 2 trang web Báo Tham Nhũng và Tuần Việt Nam, 2 trang này sưu tầm tất cả những bài viết có nội dung chống tham nhũng từ mạng xã hội, các blog khác. (7)
  • Nguyễn Văn Hóa bị bắt năm 2017 và tuyên án 7 năm tù. Nguyễn Văn Hóa là một cộng tác viên của chương trình Việt-ngữ Đài Á Châu Tự do, bị bắt vì quay phim và đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân miền Trung, phản đối thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra, làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng Tư năm 2016. (8)

Chưa có báo chí tư nhân thì không thể nào có được Tự do báo chí. Không tự do báo chí thì Tự do ngôn luận không thể nào trọn vẹn.

Bạn cho rằng bạn ra ngoài nói chuyện với bạn bè, ở nhà nói chuyện với người thân trong gia đình là “Tự do ngôn luận” ư… không phải đâu nhé.

Quyền tự do ngôn luận thường không phải là một vấn đề có liên quan đến các hoạt động riêng tư, mà liên quan đến các hoạt động truyền thông đại chúng như: công bố một quyển sách, một bài thơ, một bài báo, hay một bức ảnh, phát sóng một chương trình phát thanh hay truyền hình, sáng tác và triển lãm một tác phẩm nghệ thuật, đọc một bài diễn văn trong một cuộc mít-tinh chính trị, hay có thể là đăng tải một lời công kích trên mạng xã hội. Bạn không được công bố một quyển sách, một bài thơ, một bài báo, một bài nhạc đến với công chúng, những người có cùng tư tưởng với bạn không được lên tivi, lên báo phát biểu quan điểm riêng… có nghĩa là bạn không có quyền tự do ngôn luận.

Những bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu, Anh là ai, ĐMCS không bao giờ được chiếu trên tivi cho người xem, ko được lên những trang web nhạc như Mp3Zing, Yeah1… hay những bài viết có nội dung như stt này không bao giờ được đăng lên báo” chính là biểu hiện của 1 xã hội không có tự do ngôn luận.

Các bạn cũng đừng nhầm lẫn việc các bạn có thể thoải mái đăng status, comment trên facebook, các blog lề trái là nhà nước đã cho phép “tự do báo chí”. Không hề, chỉ vì facebook, và các blog lề trái thuộc quyền quản lý của nước ngoài, việc đăng kí domain và đặt máy chủ ở nước ngoài. Họ không chịu sự ảnh hưởng bởi ban kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam, nên bạn có thể thoải mái bày tỏ tư tưởng của mình.

CHÚ THÍCH:

(1) https://rsf.org/en/ranking

(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948/65774/noi-dung.aspx

(3) https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/van-hoa–xa-hoi/co-quan-quan-ly-nha-nuoc-ve-bao-chi-144687

(4) https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/khong-chap-nhan-hoat-dong-bao-chi-tu-nhan/633765.antd

(5) https://luatvietnam.vn/chinh-sach/luat-103-2016-qh13-quoc-hoi-104847-d1.html

(6) https://vnexpress.net/phap-luat/chu-blog-anhbasam-bi-bat-vi-ly-do-gi-2988907.html

(7) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-student-activist-jailed-for-six-years-10252017081133.html

(8) https://www.voatiengviet.com/a/tu-luong-tam-nguyen-van-hoa-duoc-de-cu-giai-tu-do-bao-chi-the-gioi-2019/4749007.html

(*) https://oll.libertyfund.org/quotes/302

(**) https://en.wikipedia.org/wiki/First_Amendment_to_the_United_States_Constitution

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest