Trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có ghi rằng “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”.
Dành sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt cho trẻ em, cho những hạt mầm non trẻ, là một điều tối thiểu phải làm đối với mọi chính thể và xã hội, cho dù là ở quốc gia nào. Điều này được nhắc lại nhiều lần trong nhiều Công ước quốc tế khác nhau.
Sự cần thiết phải dành cho trẻ em sự chăm sóc đặc biệt là một yêu cầu đã được khẳng định trong Tuyên bố Geneva về quyền trẻ em năm 1924, trong Tuyên bố về quyền trẻ em do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1959 và đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đặc biệt là các điều 23 và 24), trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (đặc biệt là điều 10), trong những quy chế và văn kiện có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế hoạt động vì phúc lợi của trẻ em.
Vậy mà ở Việt Nam, khi người dân còn chưa hết hoang mang vì xâm hại tình dục trẻ em đã và đang trở thành một vấn nạn nhức nhối, và dù được công luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây nhưng sự lỏng lẻo trong thực thi pháp luật vẫn khiến rất nhiều vụ việc có dấu hiệu “chìm xuồng”, không được mang ra ánh sáng, và ấu dâm vẫn là một trong những từ ngữ mang tính đại diện cho sự bất an của xã hội này.
Mới đây, ngày 30/5, nhiều trang báo nhà nước đăng tin: Nghi cháu G. lấy 50.000 đồng của một người dân, công an viên ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh dùng dùi cui cao su đánh một bé gái thiểu năng trí tuệ thâm tím người, gãy răng phải nhập viện. Theo đó, em bé N.T.C.G mới chỉ 12 tuổi, bị thiểu năng trí tuệ, vì bị nghi ngờ lấy cắp 50.000 của hàng xóm mà tay công an viên có tên Nguyễn Song Thao đã dung dùi cui cao su đánh bé đến bất tỉnh, thương tích và tinh thần hoảng loạn. Chúng ta không khỏi rùng mình khi biết tin một kẻ đại diện cho cơ quan công quyền mà lại có thể ngang nhiên thực hiện hành vi man rợ đối với một em bé tội nghiệp như thế. Chúng ta có quyền được đưa ra câu hỏi: Luật pháp sinh ra là để bảo vệ con người hay để bạo hành, chà đạp con người? Khi tuyển dụng những người làm việc trong ngành công an, có ai dạy họ rằng thực thi công lý tức là sử dụng luật pháp nghiêm minh để bảo vệ con người hay không?
Nếu có thì tại sao lại xuất hiện những thành phần dã man, côn đồ như thế này trong lực lượng công an, mà sự dã man và vô pháp như thế này không hẳn là số ít, nếu như bạn đọc có quan tâm theo dõi rất nhiều vụ việc tương tự, chẳng hạn như tra tấn người trong đồn công an đến chết.
Nếu như tồn tại cái gọi là luật pháp hay công lý thì tên công an này phải bị xử lý theo quy định của pháp luật và công luận cần lên tiếng mạnh mẽ để tránh tạo ra thêm một tiền lệ xấu.
Luật pháp Việt Nam cũng có các điều khoản quy định như sau:
Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.
Hiện nay, các mức xử phạt với người bạo hành trẻ em được quy định:
Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng
Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015:
Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:
- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)
Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. - Tội hành hạ người khác (Điều 140)
Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như đã nói, bảo vệ trẻ em là nghĩa vụ bắt buộc của nhà nước, của cộng đồng xã hội, công việc này cũng không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực, ngoài việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề và sự nghiêm minh của luật pháp. Vậy mà giữa thế kỷ 21 này, khi nhân loại đã đạt tới bước phát triển rất cao về quyền con người và tích cực cổ súy cho những giá trị văn minh, nhân bản, thì ở Việt Nam, chúng ta vẫn còn phải sống trong một xã hội bất an đến mức chính con em mình luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bị xâm hại và tổn thương, mà luật pháp thì không phải lúc nào cũng được sử dụng để thực thi công lý. Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên tự hỏi mình có thể làm gì để góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn cho chính con em mình, cho những thế hệ sau?
(Nguồn ảnh: UNICEF Việt Nam – https://www.unicef.org/vietnam/vi/b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-tr%E1%BA%BB-em)
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…
Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không
Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…