Chính Quyền Cộng Sản luôn nghi ngờ Ky Tô Giáo, vì e sợ rằng đạo này khuyến khích sự chia rẽ và đưa đến việc đòi tự trị
- Ước tính có khoảng 300.000 Kitô hữu người H’mông sống ở Việt Nam
- Chính phủ coi niềm tin của họ vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia như một hòn đá tảng khả dĩ cho những người ly khai
Foua, một nông dân ở độ tuổi 30, đã bị cầm tù 3 tháng ở tỉnh Điện Biên thuộc miền Tây Bắc của Việt Nam. Anh ta sẽ phải ở tù thêm 2 tháng nữa vì tội phá rừng – mặc dầu luật chỉ ấn định hình phạt cho tội này là nộp phạt mà thôi.
Tội của anh ta là gì? Anh ta chỉ cắt 9 cây (ở trong rừng) để làm một cái chòi cho gia đình anh.
Nhưng Cua, vợ của anh ta không muốn khai tên thật của bà ta và của chồng, Foua, vì sợ bị trả thù, cho biết là Foua bị áp bức vì anh ta theo đạo Ky Tô Giáo. Lần cuối Cua gặp chồng, anh ta nằm nhà thương, 3 ngày sau khi anh ta bị giam, chân của Foua bị xích vào giường.
Cua nói: “Foua nghĩ rằng công an muốn đầu độc anh ta,” “Lúc ở trong nhà tù, Foua bị người cai tù bóp tinh hoàn rất mạnh cho đến khi anh ta không thể đi được. Họ làm như vậy để trừng phạt anh vì anh ta đã tiểu trong quần, vì không có ai dẫn (và cho phép) anh ta đi đến nhà vệ sinh”.
Cặp vợ chồng này là dân tộc thiểu số Hmong – một nhóm người bắt đầu đi theo đạo Ki-Tô Giáo vào những năm cuối của thập niên 1980 sau khi lắng nghe một chương trình phát thanh truyền giáo của Giáo Phái Tin Lành phát từ Manila. Ước lượng hiện nay có khoảng 300,000 người Hmong theo đạo Ki-Tô Giáo sinh sống tại Việt Nam, chính quyền Cộng Sản tại nước này nghi ngờ tất cả các tôn giáo, đặc biệt là Ki-Tô Giáo, vì họ cho rằng tôn giáo này có mối liên hệ với những kẻ xâm lăng trong quá khứ, Pháp và Hoa Kỳ.
Nguồn gốc của dân tộc Hmong xuất phát từ Trung Hoa, nhưng vào thế kỷ thứ 18 họ bắt đầu di chuyển đến những vùng núi cao và hiểm trở thuộc miền bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan và miền đông của Miến Điện.
Ông Tâm Ngô, một nhà nghiên cứu về nhân chủng học liên quan đến văn hoá thuộc Viện Max Planck Nghiên Cứu về Tôn Giáo và Sự Đa Dạng của các Dân Tộc ở Đức, nói rằng chính quyền (Việt Nam) rất chú tâm đến sự hiện hữu của Ki-Tô Giáo trong khối dân tộc Hmong. Sự thành lập một vương quốc độc lập là một đặc điểm nổi bật trong các chuyện cổ tích dân gian của người Hmong và chính quyền cho rằng Ki-Tô Giáo là một dấu mốc đáng được lưu tâm vì nó có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy bằng vũ lực và các phong trào đòi tự chủ.
“Ki-Tô Giáo được xem như mầm mống đưa đến các ảnh hưởng của các thế lực văn hoá và chính trị ngoại bang”, theo lời giải thích của Ông Ngô. “ Sự kiện này khiến cho sự e ngại gia tăng, sự cách biệt (giữa họ) và chính quyền Việt Nam cũng gia tăng và đưa đến sự nghi ngờ.
Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam tại Pháp (VCHR) vừa nộp một bản báo cáo đến Liên Hiệp Quốc với các chi tiết về áp bức mà người Hmong phải cam chịu từ năm 2002 đến năm 2017 như: bị đe doạ, cưỡng chế (ép cung), tra tấn, án tù và bị chết trong các đồn công an.
Ông Trần Võ Nhật, tổng thư ký của VCHR, nói: sự áp bức người Hmong theo Ki-Tô Giáo và những người theo Ki-Tô Giáo nói chung đã gia tăng. Ông dẫn chứng rằng Luật về Tôn Giáo và Niềm Tin (của Việt Nam) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 cho phép chính quyền kiểm soát nhiều hơn nữa các sinh hoạt và thực hành tôn giáo.
Luật bao gồm nhiều điều khoản nhằm giới hạn tự do tôn giáo vì lý do an ninh quốc gia và sự đoàn kết dân tộc. Các hoạt động tôn giáo sau đây phải được đăng ký (xin phép chính quyền): giảng đạo, tổ chức các cuộc lễ, tổ chức giảng dạy tôn giáo tại một địa điểm nào đó, in ấn các tài liệu tôn giáo, nhận các hỗ trợ tài chánh từ nước ngoài hay hỗ trợ cho cứu trợ nhân đạo.
Những người Hmong theo Ki-Tô Giáo cố gắng đăng ký (cho nhóm tôn giáo của họ), nhưng thường bị (chính quyền) từ chối và họ than phiền rằng các thủ tục đăng ký chỉ nhằm để chính quyền nhận diện nhóm của họ và để đàn áp những người thiểu số và những tín đồ tôn giáo.
Sự áp bức đó không chỉ do chính quyền chủ trương. Một số người Hmong theo đạo thờ cúng ông bà tổ tiên xem những người theo Ki-Tô Giáo là phản lại văn hoá của họ và những người này được sự hậu thuẫn của chính quyền để đàn áp người Hmong theo Ki-Tô Giáo.
Ông Vang, 80 tuổi, một nông dân cùng miền, kể lại rằng ông đã từng bị giam và tra tấn nhiều lần vì Đức Tin Ki-Tô Giáo của ông. Một lần khác, ông bị cõng một cảnh sát trên lưng và bò trên mặt đất với chiếc chân đang bị gãy.
Tổ chức Mở Rộng Cửa Quốc Tế (Open Doors International), cơ quan theo dõi những áp bức người theo Ki-Tô Giáo trên toàn thế giới đã mô tả sự kiện này trong bản báo cáo mới nhất về Việt Nam.
Báo cáo cho biết: “Trong khung cảnh/tập tục của bộ lạc, khi các tôn giáo cổ xưa của các sắc tộc còn nhiều ảnh hưởng, dân chúng trong bộ lạc thường bị bắt buộc theo các cổ tục và giá trị cũ xưa; nhằm duy trì các truyền thống đó, các lãnh tụ của bộ lạc thường phản ứng rất mạnh mẽ đối với những người theo Ki-Tô Giáo.”
Một số gia đình Hmong khác cũng liên quan đến trường hợp của Foua. Cua nói rằng gia dình bà đã đổi đạo sang Ki-Tô Giáo 2 năm trước đây khi hai đứa con bị đau ốm. Vì lý do chuyển đạo gia đình của Foua bị đuổi khỏi làng trong vòng 27 ngày. Khi gia dình trở về làng sau thời gian đó thì Foua bị buộc tôi phá rừng.
Vị mục sư giám hộ cho Foua và Cua, ông ta không dám tiết lộ danh tánh, đã bị giam giữ nhiều lần. Tám năm về trước, đứa bé trai sơ sinh của ông bị đau ốm. Vì niềm tin tôn giáo của ông, chính quyền đã không cấp thẻ căn cước và các giấy tờ liên hệ cho con ông. Do vậy, các nhà thương đã không nhận chữa trị cho con ông ta và đứa bé này đã chết.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy là người Hmong theo đạo Tin Lành sẽ từ bỏ niềm tin của họ, Ông Tâm Ngô nói.
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…
Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không
Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…