Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) thì Việt Nam đã đưa ra một báo cáo nhân quyền sai khác với thực tế lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc trong kỳ Đánh giá Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review) vào ngày 22/01/2019 tại Geneva (Thuỵ Sỹ).

Theo HRW, trong thực tế, Việt Nam không hoặc chưa thực thi 175 trong số 182 khuyến nghị mà Hà Nội đã chấp thuận từ đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014.

Cụ thể, Việt Nam hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản, và đã gia tăng đàn áp mạnh tay đối với các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.

HRW nói hệ thống tư pháp của Việt Nam là một công cụ đàn áp của chính quyền, quyền tiếp xúc với luật sư và quyền được xét xử công bằng bị hạn chế, trái ngược với phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trong đợt kiểm định UPR này, rằng “Việt Nam đảm bảo cho mọi người quyền bình đẳng trước pháp luật và được tiếp cận luật sư biện hộ.”

HRW dẫn con số 63 người hoạt động và blogger bị bắt giữ trong hai năm 2017 và 2018, và số ngườị bị kết tội theo cáo buộc an ninh quốc gia ngụy tạo là 41 trong năm 2018 và 17 trong năm trước đó. Nhiều người bị kết án với mức án trên 10 năm.

Theo HRW, trong hầu hết các vụ án chính trị, người hoạt động chỉ được tiếp xúc ngắn ngủi với luật sư trước phiên xử, và nhiều phiên xử diễn ra trong 1 ngày, thậm chí là vài giờ.

HRW cũng chỉ trích Việt Nam về hạn chế quyền tự do tôn giáo, và người theo các nhóm tôn giáo độc lập với nhà nước thì bị sách nhiễu, đe doạ, hành hung, câu lưu và tra tấn.

Cũng theo tổ chức này thì Việt Nam không có nền báo chí truyền thông độc lập mà 900 cơ quan báo chí, 60 nhà xuất bản và một đài phát thanh phủ sóng gần như khắp cả nước là công cụ tuyên truyền của chính quyền hay Đảng Cộng sản.

Theo HRW, chính phủ Việt Nam lờ đi một thực tế là theo Luật An ninh mạng, hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ không có quyền bảo mật riêng tư và có thể bị bắt giữ tùy tiện vì đăng tải thông tin bị chính quyền cho là đe dọa tới an ninh quốc gia.

Việt Nam có hơn 68,000 đoàn thể và tổ chức, nhưng chúng bị kiểm soát bởi nhà nước. Các tổ chức độc lập không thể hoạt động vì bị sách nhiễu, đàn áp.

HRW kết luận rằng nhà cầm quyền Việt Nam thường viện cớ an ninh quốc gia để cố biện minh cho chính sách đàn áp các quyền dân sự và chính trị cơ bản, và hệ thống pháp luật không nhằm bảo vệ an ninh quốc gia mà để bảo vệ sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản.

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không

Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…

Pin It on Pinterest