Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã đưa ra 4 khuyến nghị đề nghị Liên minh Châu Âu (EU) nên ra trong cuộc đối thoại nhân quyền giữa khối này với Việt Nam vào đầu tháng Ba năm nay.
Trong khuyến nghị thứ nhất, Ân xá Quốc tế bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam sẽ sử dụng luật An ninh mạng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Do vậy, tổ chức này đề nghị EU thúc giục chính phủ Việt Nam sửa đổi luật này cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
Tù nhân lương tâm là mối lo ngại thứ hai của Ân xá Quốc tế. Theo đó, Việt Nam là một trong những nước giam giữ nhiều tù nhân lương tâm nhất khu vực Đông Nam Á. Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London cho rằng Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, và ngưng các hoạt động bắt giữ và kết án những người hoạt động xã hội và nhân quyền ôn hoà.
Ân xá Quốc tế lo ngại việc chính quyền cộng sản Việt Nam kiềm toả các quyền tự do biểu đạt, tự lập hội và tự do hội họp ôn hoà dù Hiến pháp 2013 của Việt Nam công nhận các quyền tự do căn bản này. Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam thường xuyên sách nhiễu và đàn áp những người thực hiện các quyền trên, với minh chứng rõ nhất là bắt giữ và đánh đập hàng trăm người biểu tình ôn hoà ở Sài Gòn giữa tháng Sáu năm 2018.
Vấn đề cuối cùng mà Ân xá Quốc tế nêu ra là Việt Nam còn sử dụng án tử hình, là một trong nhóm nước có nhiều án tử hình nhiều nhất thế giới. Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam cần bãi bỏ án tử hình.
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…
Vụ cận vệ chủ tịch nước lạm dụng tình dục ở Chi-lê: Quan thì được nhưng Dân thì không
Dư luận người Việt và Chile rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chile khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An…