18 tổ chức phi chính phủ (NGO) và xã hội dân sự trong nước và quốc tế đã ký vào một kiến nghị thư gửi Hội đồng và Nghị viện Châu Âu để kêu gọi khối này tạm hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Trong kiến nghị thư soạn thảo bởi tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), 18 tổ chức nói trên đề nghị Liên minh Châu Âu tạm hoãn việc phê chuẩn EVFTA cho chính quyền Việt Nam thể hiện những tiến bộ rõ ràng trong hồ sơ nhân quyền.
Nội dung kiến nghị thư cho biết Việt Nam vẫn đang duy trì một trong những bộ luật hình sự khắc nghiệt nhất trong khu vực với nhiều điều khoản mơ hồ, lỏng lẻo, thường xuyên được chế độ sử dụng để giam cầm những người phê bình chính quyền, bloggers, lãnh đạo tôn giáo, những người hoạt động về quyền lao động, môi trường và nhân quyền. Chính quyền sở hữu hoặc kiểm soát tất cả phương tiện thông tin đại chúng, kiểm duyệt Internet và trừng phạt những tiếng nói bất đồng trên mạng; công đoàn độc lập và xã hội dân sự không được phép vận hành, tư pháp thiếu độc lập, và dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước chưa từng biết đến bầu cử tự do và công bằng là như thế nào.
Theo 18 tổ chức này, việc tạm hoãn tiến trình phê chuẩn đến khi chính quyền Việt Nam ngưng đàn áp nhân quyền sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Liên minh Châu Âu nghiêm túc thực thi cam kết dùng thương mại để thúc đẩy nhân quyền, và rằng khối 28 quốc gia này kỳ vọng những dấu hiệu cụ thể, rõ ràng rằng Việt Nam sẽ dừng đàn áp để Hiệp định có thể tiến triển.
Các tổ chức này đề nghị Liên minh Châu Âu gây sức ép lên Việt Nam, buộc chính quyền cộng sản phải trả tự do ngay lập tức cho nhiều nhà hoạt động và bloggers như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Trung Tôn…; bãi bỏ và sửa đổi Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho phù hợp với Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), và sửa đổi Luật Lao động để công đoàn độc lập được thành lập và hoạt động, đồng thời phê chuẩn ba Công ước ILO về quyền lao động.
Theo kiến nghị thư, Liên minh Châu Âu nên gây sức ép buộc Việt Nam dừng hành quyết tử tù và tạm hoãn án tử hình.
Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập Việt Nam là ba trong số 18 tổ chức đã ký tên vào kiến nghị thư.
Chính quyền và Chi Phái 1997 vẫn tiếp tục xâm phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo
Để thu thập các bằng chứng mới nhất về sự vi phạm này, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 vừa qua, một nhóm tám nhà hoạt động nhân quyền của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã có chuyến đi khảo sát tại nhiều địa phương…
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…