Theo đài Á Châu Tự do (RFA), có ít nhất 11 người bị chết trong đồn công an ở nhiều nơi của Việt Nam năm 2018. Đây là những nạn nhân trong những sự việc được ghi nhận bởi truyền thông.

Nạn nhân cuối cùng trong năm ngoái là anh Nguyễn Minh Sang, người qua đời ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23/12/2018 sau vài tiếng bị giam giữ trong trụ sở Công an phường 2, quận Tân Bình, Sài Gòn.

Trong các trường hợp này, 6 người được cho là tự tử hoặc tự ngã dẫn đến tử vong. Tất cả họ đều chết với những chấn thương nặng ở đầu hoặc thân thể.

Theo RFA, báo chí trong nước không đưa ra con số thống kê về số người chết trong đồn công an trong nhiều năm gần đây. Năm 2015, Bộ Công an đưa ra báo cáo nói rằng có 226 người chết trong thời gian bị giam hay bị tạm giữ trong 3 năm 2011-2014, với nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý và tự sát.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp (Bộ Công an) nói rằng “Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro; hoặc có 1 trường hợp là tự tử.”

Tuy nhiên, đại đa số gia đình các nạn nhân nghi ngờ rằng họ chết bởi tra tấn.

Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc hội cộng sản phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp quốc.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế đánh giá tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, số liệu báo cáo của Chính phủ Việt Nam cho biết từ 2015 tới nay, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chỉ thụ lý 6 vụ với 11 bị can về tội dùng nhục hình.

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC

“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…

Pin It on Pinterest