Tin từ Cao Lãnh, Đồng Tháp, ngày 28/12/2018: Nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca, thành viên nhóm Hiến Pháp, đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 5 năm sáu tháng tù giam và ba năm quản chế vì những hoạt động ôn hoà.
Trong phiên toà sơ thẩm ngày 28/12 tại thành phố Cao Lãnh, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã kết tội ông Huỳnh Trương Ca theo tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự 2015.
Huỳnh Thị Thái Ngân, con gái của ông Huỳnh Trương Ca cho biết gia đình được vào trong phòng xử án để quan sát phiên toà. Bố cô tự bào chữa cho mình, nhưng nhiều lần ông bị chánh án ngắt lời không cho bào chữa hoặc giải thích, cô nói.
Ông Huỳnh Trương Ca, 47 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm có khoảng 20 nhà hoạt động cổ suý quyền con người, quyền dân sự và chính trị bằng cách phát tán Hiến pháp 2013 cũng như một số công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Ông và nhiều thành viên của nhóm là những nhân tố chủ chốt của cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 với sự tham gia của hàng chục nghìn người nhằm phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Dự luật thứ nhất nhằm ưu đãi nhà đầu tư Trung Quốc mà không tính đến an ninh quốc gia trong khi dự luật thứ 2 là một công cụ nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến
Ông bị bắt ngày 04/9/2018 khi lực lượng an ninh Việt Nam tăng cường càn quét nhằm ngăn cản biểu tình đường phố trong dịp Quốc khánh (02/9). Công an Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người hoạt động trong dịp này, bao gồm 10 thành viên của nhóm Hiến Pháp. 8 trong số thành viên của nhóm này hiện vẫn còn bị giam giữ, 4 trong số họ bị cáo buộc “Gây rối an ninh” theo Điều 118, một người là ông Lê Minh Thể bị cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự, và ba người còn lại vẫn bị giam giữ mà chưa có cáo buộc cụ thể.
Việc bắt giữ và kết án ông Huỳnh Trương Ca là một phần của chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến được bắt đầu từ cuối năm 2015.
Trong năm 2018, Việt Nam bắt giữ ít nhất 27 nhà hoạt động với những cáo buộc thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.
Cũng trong năm nay, Hà Nội kết án 40 nhà hoạt động với tổng mức án là 300 năm tù giam và 69 năm quản chế.
Thêm vào đó, Việt Nam bắt giữ hàng trăm người biểu tình phản đối hai dự luật nói trên trong tháng 6, và kết án khoảng 90 người theo cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” với mức án từ 8 tháng đến 54 tháng tù giam.
Việt Nam hiện giam giữ ít nhất 244 tù nhân lương tâm, theo Now!Campaign, một liên minh của 14 tổ chức dân sự và nhân quyền trong nước và quốc tế, trong đó có BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền, Civil Rights Defenders, and Front Line Defenders.
Chính quyền và Chi Phái 1997 vẫn tiếp tục xâm phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo
Để thu thập các bằng chứng mới nhất về sự vi phạm này, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 vừa qua, một nhóm tám nhà hoạt động nhân quyền của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã có chuyến đi khảo sát tại nhiều địa phương…
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…