- Cần vận động ráo riết hơn nữa trong 5 tháng tới đây
Mạch Sống, ngày 10 tháng 12, 2018
Hôm nay Hội Đồng Đối Ngoại Liên Âu, là hội đồng các ngoại trưởng khối Liên Âu, biểu quyết chấp thuận đề nghị của chính quyền Hoà Lan về một đạo luật trừng phạt cá nhân các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền và các đồng phạm ngoài chính quyền. Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản, tương tự như Luật Magnitsky Toàn Cầu mà Hoa Kỳ đã thông qua cuối năm 2016.
Với biểu quyết này, một tổ công tác của Hội Đồng Liên Âu sẽ bắt đầu việc biên soạn nội dung cho dự thảo luật Magnitsky. Việc biên soạn được dự kiến sẽ hoàn tất trước cuộc bầu cử Quốc Hội Âu Châu vào tháng 5 năm 2019.
Trong suốt tiến trình biên soạn sẽ có những giằng co giữa các quốc gia thành viên của khối Liên Âu. Một số quốc gia như Hoà Lan, Anh, Pháp, Đức và các quốc gia Bắc Âu muốn thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ. Trong khi đó một số quốc gia chịu ảnh hưởng của Nga hoặc không đặt nặng vấn đề nhân quyền thì muốn giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.
“Do đó cuộc vận động cho Luật Magnitsky áp dụng ở toàn khối Liên Âu sẽ phải ráo riết hơn nữa trong 5 tháng tới đây,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, nhận định.
Trong 2 năm 2015 và 2016, người Việt ở trên 30 tiểu bang Hoa Kỳ đã cùng nhau vận động cho Luật Magnitsky Toàn Cầu qua sự phối hợp của BPSOS. Năm 2017, BPSOS đã nối kết một số tổ chức người Việt với các tổ chức nhân quyền ở Canada để cùng vận động thành công đạo luật Magnitsky tại quốc gia này.
“Bước kế đến là Liên Âu và Úc,” Ts. Thắng nói. “Chúng tôi kêu gọi sự lên tiếng của các cộng đồng người Việt ở Âu Châu và ở Úc để vận động chính quyền quốc gia nơi mình cư ngụ, và sẵn sàng cung cấp các tài liệu để sử dụng khi vận động.”
Ngày 3 tháng 12 vừa qua, Dân Biểu Michael Danby thuộc Đảng Lao Động đã đưa dự thảo Luật Magnitsky vào Hạ Viện Úc.
Biểu quyết của Hội Đồng Đối Ngoại Liên Âu rơi vào đúng Ngày Nhân Quyền Quốc Tế; năm nay ngày này còn đánh dấu 70 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Đây không là sự ngẫu nhiên; các quốc gia ủng hộ Luật Magnistky cho Liên Âu đã chọn ngày này để đánh đòn tâm lý: Sẽ khó khăn cho bất cứ quốc gia nào trong khối Liên Âu để phản đối luật này vào một ngày mang ý nghĩa toàn cầu về nhân quyền.
Chính quyền và Chi Phái 1997 vẫn tiếp tục xâm phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo
Để thu thập các bằng chứng mới nhất về sự vi phạm này, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 vừa qua, một nhóm tám nhà hoạt động nhân quyền của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã có chuyến đi khảo sát tại nhiều địa phương…
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…