Hình: Đại Đức Thích Nhật Phước, Bà Nguyễn Xuân Mai và ông Nguyễn Ngọc Diến tham gia trực tuyến Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2025, vì đã bị cơ quan an ninh sân bay Tân Sơn Nhất dừng xuất cảnh khi họ thực hiện chuyến đi tới Hoa Kỳ.
Đã có ba người bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh khi họ thực hiện chuyến đi tới Hoa Kỳ để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2025.
Người thứ nhất bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh đó là Đại Đức Thích Nhật Phước – một nhà tu hành thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ông đã bị cơ quan an ninh sân bay Tân Sơn Nhất dừng xuất cảnh vào ngày 26 tháng 1 năm 2025. Tiếp đó, vào ngày 29 tháng 1 năm 2025, cơ quan an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã tiếp tục dừng xuất cảnh đối với Chánh Trị Sự Nguyễn Xuân Mai và Chánh Trị Sự Nguyễn Ngọc Diến thuộc đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926.
Cả ba người bị chính quyền Việt Nam dừng xuất cảnh với lý do “Quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 36 của Luật số 49/2019/QH14” trong khi họ chỉ là những người tu hành hoặc tín đồ đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo.
Luật số 49/2019/QH14 của chính quyền Việt Nam có tên là Luật Xuất Cảnh, Nhập Cảnh Của Công Dân Việt Nam. Điều đáng lưu ý là Điều 37 trong luật này đã quy định rõ chỉ có Bộ Trưởng Bộ Công An và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng mới là người có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng xuất cảnh đối với những công dân bị cho rằng đang có ảnh hưởng tới “Quốc phòng, an ninh” quy định tại Điều 36. Như vậy, chỉ có hai cá nhân này mới là đối tượng phải giải quyết những khiếu nại của công dân đã bị họ dừng xuất cảnh. Tuy nhiên, trong cả ba biên bản cấm xuất cảnh với ba người kể trên, cơ quan an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đều chỉ định trái luật rằng phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi ba người sinh sống là nơi giải quyết khiếu nại. Đây không phải là lần đầu tiên mà việc chỉ định này đã trở thành mặc định trong tất cả các biên bản cấm xuất cảnh công dân từ trước đến nay. Ngoài ra, Điều 39 luật này còn quy định hai đối tượng Bộ Trưởng Bộ Công An và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng phải ” thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh”. Vậy mà, từ trước tới nay, một số công dân đã căn cứ theo Điều 37 Luật số 49/2029/QH14 để gửi khiếu nại tới Bộ Trưởng Bộ Công An nhưng chưa bao giờ nhận được hồi âm giải quyết. Điều đó cho thấy hai đối tượng bộ trưởng này đã trốn tránh trách nhiệm theo luật của Việt Nam..
Thực chất lý do quốc phòng và an ninh chỉ là cái cớ để chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh đối với những người hoạt động xã hội. Với riêng những người hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, họ cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các báo cáo về sự đàn áp tôn giáo của họ trước dư luận quốc tế. Tuy nhiên, điều này đang bị vô hiệu hoá khi BPSOS đưa ra mô hình nhóm hoạt động trong và ngoài nước. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự hoạt động của tính tổ chức, bất kỳ thông tin nào ở trong nước cũng sẽ được cập nhật đầy đủ với những thành viên kết nghĩa bên ngoài. Khi người trong nước không thể xuất cảnh thì các thành viên bên ngoài này sẽ trở thành những người thay thế để thực hiện các báo cáo và vận động trên các diễn đàn quốc tế. Mặt khác, với mô hình hoạt động này, sự ngăn chặn các công dân xuất cảnh còn bị phản tác dụng khi các thông tin này được sử dụng như những chứng cứ mang tính thời sự về việc chính quyền Việt Nam vẫn đang duy trì chính sách thù địch với tôn giáo bằng những xảo thuật ngày một tinh vi hơn.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 nhắc Việt Nam về tự do tôn giáo
Lá thư của ngài Robert Rehak – Chủ Tịch của Liên Minh Điều 18 (Article 18 Alliance), Đặc Sứ Về Tự Do Tôn Giáo của Chính Phủ Séc gửi cho ông Tô Lâm ngày 3 tháng 2 năm 2025 vừa qua, thể hiện sự quan tâm ông tới ba vị đại diện tôn giáo độc lập, khi họ không thể có mặt tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo 2025 (IRF Summit 2025) đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 ở Washington DC. Hoa Kỳ do bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh…
Vì sao Việt Nam xứng đáng vào danh sách CPC (Phiên bản cập nhật)
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2024. Bà Trần Thị Lan cùng các con cháu tổ chức tang lễ cho chồng bà là là ông Lữ Minh Châu theo nghi thức của người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926. Đây cũng là hành động theo lời di chúc của người quá cố. Trong khi tang lễ đang diễn ra, thì một toán những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 đã xông vào cưỡng bức gia đình phải để cho họ hành lễ theo nghi thức của Chi Phái 1997…