Hình ảnh cắt từ video hiện trường: Nhóm người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cướp ghế để dùng làm phương tiện tấn công nạn nhân.

Để xem xét một hành vi của người nào đó có dấu hiệu phạm tội cướp tài sản hay không thì mọi người chỉ việc so sánh các hành vi đó cùng các diễn biến bên trong, bên ngoài và hậu quả của nó với các quy phạm pháp luật được quy định trong Điều 168 của Bộ Luật Hình Sự 2015.

Về dấu hiệu định danh

Dấu hiệu định danh hay còn gọi là dấu hiệu đặc trưng của một tội danh là những dấu hiệu chỉ riêng có trong một tội danh cụ thể. Điều 168 này định nghĩa tội cướp tài sản là hành vi của con người đã “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”

Đối chiếu với hành vi của một toán người thuộc tổ chức Chi Phái Cao Đài 1997 trong vụ việc phá rối đám tang tại nhà bà Nguyễn Thị Lan thuộc tôn giáo Cao Đài Chơn Truyền 1926 ở Xã Trường Hoà, Tỉnh Tây Ninh trong hai ngày 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 11 năm 2024 thì các hành vi này đã thoả mãn những dấu hiệu định danh của tội cướp tài sản. Toán người này đã đánh người, xịt nước vào các nạn nhân và chửi bới lăng mạ nạn nhân. Đây là các dấu hiệu thoả mãn dấu hiệu đặc trưng “dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác” tấn công nạn nhân.

Dấu hiệu thoả mãn tính đặc trưng tiếp theo đó là họ đã “chiếm đoạt” được một số “tài sản” bao gồm một số nhạc cụ của ban nhạc đám tang, ăn đồ ăn của tang gia khi không được mời, chiếm đoạt và sử dụng vòi nước của gia chủ. Khi các hậu quả này được hoàn thành mà không vấp phải bất kỳ sự phản kháng nào của nạn nhân thì cũng đồng nghĩa với việc các hành vi của họ đã thoả mãn dấu hiệu “làm cho người bị tấn công (đã) lâm vào tình trạng không thể chống cự được”. Trên thực tế, trong một vài video còn ghi lại được cảnh một người thanh niên là cháu của chủ tang gia đã phải quỳ xuống và nói lời van xin toán người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 này ngừng lấy đồ của nhà mình và ngừng phá phách đám tang. Đây là chứng cứ không thể bao biện được về hậu quả nạn nhân đã tê liệt toàn bộ ý thức phản kháng và chống cự trước sự tấn công của toán người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997.

Về các dấu hiệu định khung

Trong pháp luật hình sự, các dấu hiệu định khung là các quy phạm mang tính định lượng của mức độ hành vi phạm tội để từ đó xác định các hình phạt tương ứng. Điều 168 trong Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định 15 dấu hiệu tình tiết định lượng được dùng làm căn cứ đưa ra bốn mức xử phạt từ một năm tù cho đến tù chung thân. Các tình tiết sau đây mà nhóm tội phạm Chi Phái Cao Đài 1997 đã thực hiện hoặc đã đạt được đều không thuộc Khoản 1 mà chúng thuộc các Khoản 2 đến Khoản 4 của điều luật quy định mức xử phạt từ 7 năm tù cho đến tù chung thân:

Họ đã phạm tội có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp. Tổ chức của họ trên 15 người và điều quan trọng là họ đã có sự bàn bạc, phân công công việc cho từng người rất rõ ràng: kẻ đánh người, kẻ ném gạch đá, ghế nhựa và các vật cứng, kẻ chiếm đoạt vòi nước rồi biến vật dụng này thành phương tiện gây án bằng cách xịt nước vào người nạn nhân, kẻ thì chửi bới lăng mạ để uy hiếp tinh thần nạn nhân và cũng không loại trừ khả năng họ muốn cảnh báo cho mọi người ở gần đó không dám ứng cứu cho nạn nhân, kẻ tranh thủ lúc nạn nhân bị tê liệt tinh thần thì chiếm đoạt và tẩu tán các tài sản khác. Hơn thế nữa, đám người này còn tự tiện ăn các thức ăn mà gia chủ đã dọn ra để mời khách.

Họ đã phạm tội đối với nhiều người trong cùng một lúc. Trong số các nạn nhân đó có người dưới 16 tuổi, có người già yếu và người không có khả năng tự vệ.

Họ đã tái phạm rất nguy hiểm và mang tính tổ chức rất cao khi thực hiện hành vi cướp tài sản lặp đi lặp lại trong hai ngày với cùng một nhóm nạn nhân.

Hành vi phạm tội của một toán người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 đã rất rõ ràng như vừa trình bày. Tuy nhiên cho đến nay, đã ba tháng trôi qua nhưng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn không xử lý vụ việc. Thậm chí, sau khi nhận được văn bản báo tin tội phạm của những người Cao Đài Chơn Truyền 1926 gửi tới nhưng họ vẫn không khởi tố vụ án và triệu tập những người phạm tội. Trong khi đó họ lại tiến hành mời những người báo tin tới để làm việc. Điều này khiến cho bất cứ ai quan tâm tới vụ việc cũng đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến họ cần phải bao che cho tội phạm. Phải chăng nhóm tội phạm chính là công cụ sai khiến của họ dùng để tấn công người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 nên họ mới bất chấp mọi quy định của pháp luật để bao che tội phạm?

Để theo dõi từng diễn biến của vụ việc và cùng chúng tôi lên án hành vi bao che tội phạm của chính quyền Việt Nam, BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam mời mọi người theo dõi thông tin về vụ việc này qua hai đường link sau đây:

– Link trang tiếng Anh: https://vnforb.org/testing-the-governments-good-faith-3435/

– Link trang tiếng Việt: https://vnforb.org/phep-thu-doi-voi-nha-nuoc-viet-nam-3460/

BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam

Ông Nguyễn Anh Phụng bị Cơ Quan Điều Tra khủng bố tinh thần

Ông Nguyễn Anh Phụng bị Cơ Quan Điều Tra khủng bố tinh thần

Ngày 16 tháng 1 năm 2025, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Thị Xã Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh đã nhận được văn bản từ chối làm việc theo giấy mời của họ từ ông Trần Ngọc Sương – một nhân chứng trong vụ việc nhóm tội phạm Chi Phái Cao Đài 1997 đánh người cướp của ở Xã Trường Hòa trong hai ngày liên tiếp 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 11 năm 2024. Xin xem ba lý do ông Trần Ngọc Sương từ chối làm trước yêu cầu của cơ quan điều tra tại bài phân tích này:

Ông Trần Ngọc Sương từ chối làm việc với cơ quan điều tra

Ông Trần Ngọc Sương từ chối làm việc với cơ quan điều tra

Những hành xử mới đây của chính quyền Việt Nam đối với vụ việc của nhóm tội phạm Chi Phái Cao Đài 1997 đã đánh người, cướp của trong đám tang của một gia đình Cao Đài Chơn Truyền 1926 ở Xã trường Hòa Thị xã Hoà Thành, Tây Ninh đang cho thấy họ là một nhà nước bảo kê cho tội phạm. Việc bảo kê này là hệ lụy tất yếu bởi nhóm phạm tội vốn là công cụ do nhà nước nhào nặn ra để đàn áp tôn giáo bằng phương thức dùng đạo để trị đạo mà thôi…

Pin It on Pinterest