Lại Đắc Tuấn được đồng đảng của mình tặng Huân Chương Bảo Vệ (danh dự) Tổ Quốc.

Dư luận người Việt và Chi-lê rất bất bình khi hay tin một cận vệ của Chủ Tịch Nước Việt Nam đã phạm tội lạm dụng tình dục tại Chi-lê khi phái đoàn tới thăm nước này. Người cận vệ này có tên là Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi hiện đang giữ chức vụ Phó Phòng Hậu Cần Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ thuộc Bộ Công An.

Theo báo chí nước ngoài, thay vì xử án hình sự, Công Tố Viên Félix Rojas – người tham gia giải quyết vụ án đã đề xuất giải pháp thay thế đó là trục xuất người phạm tội ra khỏi Chi-lê ngay lập tức và áp dụng song song một số quy định bổ sung khác.

Vẫn theo báo chí nước ngoài đưa tin, Lại Đắc Tuấn đã không bị áp giải ra phi trường để rời khỏi Chi-lê mà được đưa vào Đại Sứ Quán Việt Nam. Không thể có thông tin công khai khi nào Lại Đắc Tuấn mới thực sự rời khỏi Chi-lê.

Trục xuất sao vẫn còn ở lại

Nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao bị trục xuất rồi mà vẫn còn được ở lại trong Toà Đại Sứ Quán Việt Nam tại Chi-lê?

Theo thông lệ quốc tế, địa phận cơ quan ngoại giao nước ngoài đóng trên một quốc gia khác sẽ được coi là một vùng lãnh thổ đặc biệt. Quốc gia nước chủ nhà sẽ từ bỏ quyền tài phán và một số quyền khác với phần đất này trong suốt thời gian cơ quan ngoại giao nước ngoài đang sử dụng. Như vậy về mặt hình thức pháp lý, Chi-lê đã thực hiện xong việc trục xuất Lại Đắc Tuấn – người cán bộ Việt Nam phạm tội ra khỏi quốc gia của họ.

Đặc quyền chỉ dành cho cán bộ còn người dân thì đừng mơ

Vẫn là thông lệ quốc tế, khi một quốc gia áp dụng luật hình sự với công dân nước ngoài phạm tội trong vùng lãnh thổ của họ thì bao giờ cũng phải tiến hành công việc thông báo cho cơ quan ngoại giao của công dân đó biết. Các cơ quan chức năng của nước sở tại bao giờ cũng xem xét áp dụng các biện pháp tư pháp thay thế cho các hình phạt hình sự thông thường khi có ý kiến đề nghị xin giảm nhẹ của cơ quan ngoại giao nước ngoài.

Như vậy, trong vụ việc cán bộ Lại Đắc Tuấn lạm dụng tình dục, cơ quan ngoại giao của Việt Nam đã phải rất nhanh chóng làm việc và đề nghị với các cơ quan chức năng Chi-lê. Nó cũng tương tự như những vụ việc Vũ Kiều Trinh – cán bộ Đài Truyền Hình Việt Nam ăn cắp tại một số nước Châu Âu trước đây. Các cơ quan chức năng các nước sở tại đã không tiến hành áp dụng bất kỳ hình phạt hình sự nào với đối tượng này.

Câu hỏi đặt ra là liệu ngoài các ông bà cán bộ được các cơ quan ngoại giao Việt Nam khẩn trương che chắn khi phạm tội ở nước ngoài thì đã có công dân thường nào của Việt Nam được hưởng động thái đó không? Câu trả lời là không!

Còn nhớ cách đây không lâu, dư luận quốc tế rúng động về sự cố hàng trăm phụ nữ Việt Nam bị các đường dây buôn người xuyên quốc gia bán cho chủ nô Ả-Rập Xê-Út bóc lột sức lao động và cưỡng bức tình dục, nhưng có ai thấy cơ quan chức năng nào của Việt Nam lên tiếng đâu? Thậm chí, một nạn nhân buôn người là cô Huỳnh Thị Gấm đã cố gắng chạy vào toà Đại Sứ Việt Nam ở Ả-Rập Xê-Út cầu xin sự trợ giúp thì đã được các nhân viên của cơ quan này bắt và trao trả lại cho đường dây buôn người và chủ nô.

Vậy thì đừng mơ gì khi công dân thường Việt Nam phạm tội mà đòi được các cơ quan chức năng Việt Nam ra tay bảo vệ!

Hãy nhớ rằng các cơ quan ngoại giao Việt Nam chỉ dồn sức để làm hai việc, đó là giải cứu quan chức Việt Nam khi họ phạm tội ở nước ngoài và đi buôn lậu hoặc làm các việc trái pháp luật của nước sở tại để trục lợi cá nhân cho họ mà thôi. Bởi rằng cũng chính toà Đại Sứ Việt Nam tại Chi-lê này, vào năm 2018, họ đã từng biến trụ sở của mình thành xưởng chế biến vi cá mập – một hành động phạm pháp về bảo vệ thiên nhiên môi trường của nước sở tại.

Còn nhục nhã nào hơn cho quốc thể!

Ba Khía
Nhập cảnh về Việt Nam bằng hộ chiếu nào

Nhập cảnh về Việt Nam bằng hộ chiếu nào

Ông Bùi Thanh Hiếu có thể đã bị buộc phải làm việc với an ninh Việt Nam khi nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài hôm 20 tháng 10 năm 2024. Điều này đặt ra cho những người Việt bất đồng chính kiến hoặc những nhà hoạt động xã hội đang sống ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam một số vấn đề cần lưu ý khi muốn..

Chính quyền Việt Nam dung dưỡng tội phạm nguy hiểm

Chính quyền Việt Nam dung dưỡng tội phạm nguy hiểm

Vào lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày 25 tháng 9 năm 2024, tại Buôn Cuê, Xã Băng Adren, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra một vụ án hình sự. Nạn nhân là Mục Sư Y Phô Êban. Trong khi ông đang cắt cỏ làm thức ăn cho bò ở trong rừng thì có một toán những kẻ lạ mặt đi ngang qua mang theo những khẩu súng hình dáng như súng thể thao. Cả hai bên đều nhìn thấy rõ lẫn nhau. Sau khi nhóm những kẻ lạ mặt đi khuất thì có một tiếng súng nổ. Mục Sư Y Phô Êban bị trúng đạn ở cẳng chân phải.

Pin It on Pinterest