Vào ngày 30 tháng 7 năm 2024, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã có văn bản xác nhận với Ban Tôn Giáo Chính Phủ những thông tin liên quan đến quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt – một người tu hành với pháp danh Thích Chân Quang đang vướng rất nhiều tai tiếng xấu. Theo đó, ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh; không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6 tháng 6 năm 1989 của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, vào ngày 13 tháng 8 năm 2023, đại diện của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã tái khẳng định và cung cấp các thông tin trên cho các cơ quan báo chí để đăng tải công khai.
Như vậy, đã có đủ chứng cứ để khẳng định rằng ông Vương Tấn Việt đã thực sự phạm tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015. Câu chuyện pháp lý chỉ còn nằm ở trách nhiệm của cơ quan điều tra có quyết định khởi tố vụ án và có làm rõ hai điểm rất quan trọng trong chuỗi sự việc đầy tai tiếng này của ông Vương Tấn Việt hay không.
Thứ nhất là về vấn đề hành vi. Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 xác định có hai hành vi gồm “làm giả” và hành vi “sử dụng” cùng được định danh vào một tội. Cơ quan điều tra phải làm rõ rằng ngoài việc đã sử dụng bằng giả để tham dự các chương trình đào tạo bậc cao, ông Vương Tấn Việt có trực tiếp làm giả bằng cấp ba cho mình hay đã mua hoặc nhờ người khác làm cho mình.
Thứ hai là về vấn đề định khung hình phạt. Những người quan tâm tới sự vụ và vụ án này đã xác thực được rằng ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba giả để học hai chương trình đại học ở Đại Học Luật và Đại Học Ngoại Ngữ. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ không được bỏ sót để thu thập xem ngoài hai lần này, ông Vương Tấn Việt có còn sử dụng bằng giả, tài liệu giả hoặc con dấu giả khác để thực hiện những hành vi trái pháp luật khác không. Điều này là rất quan trọng để cơ quan công tố có thể đề nghị truy tố ông Vương Tấn Việt chịu mức án thuộc Khoản 2 (phạm tội từ 2 đến 5 lần) hay phải chịu mức án thuộc Khoản 3 (phạm tội từ 6 lần trở lên) của Điều 341.
Tuy nhiên, không chỉ đã phạm tội làm giả và hoặc sử dụng bằng giả mà ông Vương Tấn Việt còn mang dấu hiệu rất rõ nét của việc đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015 nếu áp dụng so sánh với vụ án mà Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Tỉnh Long An đang điều tra đối với ông Lê Thanh Nhất Nguyên ở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ. Trong vụ án này, cơ quan điều tra cáo buộc rằng ông Lê Thanh Nhất Nguyên đã phô trương thanh thế và phô trương việc nuôi con nuôi ở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ để kêu gọi sự đóng góp vật chất của các nhà hảo tâm. Trong khi đó, ông Vương Tấn Việt từng làm nhiều video và phát tán trên mạng xã hội với những phát ngôn sai trái lệch lạc cốt làm mê hoặc người khác phải cúng dường cho mình. Điển hình là một số phát ngôn như sau:
- ”Lấy tiền mệnh giá thấp nhét vô tượng Phật thì năm đó sẽ gặp xui. Lấy tiền mệnh giá cao đưa tận tay thầy trụ trì thì năm đó sẽ gặp hên!”
- ”Người nào có tâm đạo cúng luôn nhà cho chùa rồi ra chòi ở thì sẽ được ngồi xem con cháu giàu có.”
- ”Tiền mọi người cúng dường có bao nhiêu thầy cũng chỉ giữ cho Phật chứ đâu phải của thầy…”
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng nhà nước phải có nghĩa vụ trao đổi thông tin và phối hợp với nhau trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Chúng ta hãy cùng theo dõi xem họ sẽ xử lý thế nào với ông Vương Tấn Việt trước các hành vi phạm tội gây hậu quả rất xấu cho nhiều người và cho xã hội. Ngoài ra, cũng theo quy định của pháp luật, mọi người cũng có quyền tố giác các hành vi tội phạm của ông Vương Tấn Việt tới các cơ quan chức năng để buộc họ phải xử lý khi vì một lý do nào đó họ cố tình làm ngơ.
BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC
Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…
Chính quyền Xã Trường Hòa bảo kê cho tội phạm
Báo cáo viên của người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 vừa cập nhật tình hình vụ việc Chi Phái Cao Đài 1997 đánh người gây thương tích và phá đám tang ở Xã Trường Hoà, Thị Xã Hoà Thành, Tỉnh Tây Ninh…